Nhằm khắc phục kịpthời những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàntỉnh trong thời gian qua, ngày 6/5, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TUvề ngăn chặn phá rừng, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013-2015 và nhữngnăm tiếp theo.
Theo đó, quan điểm củaTỉnh ủy là xem công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng là nhiệm vụ hết sứcquan trọng và cấp bách; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặttrận, đoàn thể. Mục tiêu của tỉnh là khắc phục hậu quả đối với diện tích rừngđã bị phá, phục hồi lại rừng; phải giữ cho được diện tích rừng hiện có, quyhoạch tăng thêm diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, nâng độ che phủ củarừng lên 49% đến năm 2020.
Để thực hiện tốt mụctiêu trên, Tỉnh ủy đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp về ngăn chặn phá rừng;về tổ chức quản lý và bảo vệ rừng. Cụ thể như thực hiện các biện pháp mạnh,quyết liệt để ngăn chặn và giảm cơ bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ,phát triển rừng; từ năm 2013, kiên quyết không để xảy ra phá rừng phòng hộ,rừng đặc dụng.
Chính quyền các cấp,các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ rừng, người dân và toàn xãhội trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Tăng cường sự lãnh đạo củacác cấp ủy đảng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền trongcông tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
Chính quyền các cấpkiên quyết thu hồi toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bị phá tráipháp luật. Từ năm 2014 trở đi, toàn tỉnh tiến hành trồng lại rừng phòng hộ,rừng đặc dụng đã bị phá. Hằng năm đầu tư ngân sách cho công tác quản lý, bảovệ, khoanh nuôi, trồng mới rừng nguyên liệu; khuyến khích, tạo điều kiện thuậnlợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng sản xuất tạo vùng nguyênliệu tập trung gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ…
Bảo Ngọc