Thương mại - Dịch vụ

Tin kinh tế - thị trường ngày 5/2/2024

Kiên Trung 05/02/2024 09:41

Tin kinh tế - thị trường ngày 5/2: Giá vàng xoay quanh mức 78 triệu đồng/lượng; nhiều triển vọng cho đồng USD; Bắc Ninh bình ổn thị trường Tết…

Tổng hợp tin kinh tế - thị trường trong nước ngày 5/2/2024

Giá vàng xoay quanh mức 78 triệu đồng/lượng

Rạng sáng nay 5/2, giá vàng trong nước cơ bản ổn định. Hiện tại, giá vàng miếng thương hiệu SJC niêm yết ở mức 75,6 triệu đồng/lượng mua vào và 78,12 triệu đồng/lượng bán ra.

Tuần trước, thị trường vàng đối mặt với nhiều khó khăn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hạn chế, giữ lãi suất ở mức cao nhất trong gần hai thập kỷ. Mặc dù vậy, kim loại quý này vẫn chứng tỏ được sức mạnh khi giữ được các mức hỗ trợ quan trọng và tiếp tục củng cố trong vùng tích cực.

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 5/2/2024: Giá vàng xoay quanh mức 78 triệu đồng/lượng

Nhiều triển vọng cho đồng USD

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 23.959 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 103,96.

Trong tuần qua, đồng USD và lãi suất trái phiếu kho bạc giảm trong nửa đầu tuần. Ngoại trừ việc lợi suất giảm mạnh, kết quả cuộc họp của Fed vào hôm 31/1 không có tác động lớn đến đồng bạc xanh. Theo đó, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Ngân hàng trung ương Mỹ cũng loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3.

Nhiều đối tượng được hưởng lợi khi đồng USD suy yếu | Tin nhanh chứng khoán

Giá cao su tự nhiên chạm mức cao nhất gần ba năm qua

Trong phiên giao dịch ngày 1/2, cao su tự nhiên trong các hợp đồng tương lai được giao dịch ở mức giá 283,60 yen (1,93 USD)/kg trên Sàn giao dịch Osaka, tăng 11% so với thời điểm cuối năm 2023. Trước đó, giá cao su đã chạm mức 289,50 yen/kg vào ngày 25/1, mức cao nhất kể từ tháng 2/2021.

Động lực thúc đẩy sự khởi sắc này là doanh số ô tô bùng nổ tại Trung Quốc. Trong nửa đầu năm ngoái, doanh số ô tô mới chỉ dao động ở mức khoảng 2 triệu chiếc/tháng, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM). Nhưng vào tháng 11/2023, doanh số bật tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước lên 2,97 triệu chiếc, và tiếp tục tăng 23,5% lên 3,15 triệc chiếc vào tháng sau đó. Đặc biệt, doanh số xe chạy bằng năng lượng mới, trong đó có xe điện, đã vượt 1 triệu chiếc lần đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái.

Bên cạnh lực đẩy từ phía cầu, thị trường cao su tự nhiên còn được thúc đẩy khi nguồn cung đang thắt chặt. Mưa lớn trong tháng 12/2023 tại Thái Lan, nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, đã ảnh hưởng đến vụ mùa. Tại Đông Nam Á, giai đoạn từ tháng 11 đến tháng Một thường là mùa mà cây cao su cho sản lượng cao .

Tình hình mất mùa ở Thái Lan đã thắt chặt nguồn cung dự trữ tại Nhật Bản. Tính đến ngày 20/1, các nhà kho thuộc Sàn giao dịch Osaka Exchange có 6.240 tấn cao su tự nhiên, thấp hơn nhiều so với mức thường thấy ở thời điểm đó trong năm là khoảng 10.000 tấn.

Giá cao su được dự đoán sẽ không hạ xuống cho đến khi mùa sản lượng thấp tại Đông Nam Á, kéo dài từ tháng Hai đến hết tháng Tư, kết thúc. Trong khi đó, theo CAAM, doanh số ô tô của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lên khoảng 31 triệu chiếc trong năm nay.

Tháng 1/2024: Gần 17.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân

Giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 1/2024 đạt 2,58%, tương đương 16.900 tỷ đồng, cao hơn cả số tương đối và số tuyệt đối cùng kỳ.

Năm 2024, Thủ tướng giao 100% vốn đầu tư công là 657.000 tỷ đồng, ngay trước ngày 31/12/2023. Đến thời điểm này, các cơ quan đã giao cho địa phương 632.000 tỷ đồng, tương đương gần 97%, cao hơn nhiều so với 73% cùng thời điểm năm ngoái.

Năm 2023, giải ngân đầu tư công sẽ thế nào? - Báo Công an Nhân dân điện tử

Làng nghề bánh đa nem tăng cường sản xuất phục vụ Tết

Những ngày này, người dân ở làng nghề bánh đa nem ở xã Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đang khẩn trương sản xuất những mẻ bánh mới để phục vụ nhu cầu của khách hàng dịp Tết Nguyên đán.

Đến xã Thạch Hưng những ngày này có thể dễ dàng nhận thấy màu trắng của những giàn phơi bánh đa nem phủ kín khắp những sân phơi. Tranh thủ thời tiết nắng ấm, bà con ở đây đã đẩy mạnh việc sản xuất để bù lại những ngày thời tiết mưa gió, không thuận lợi. Bởi bánh đa nem sau khi tráng xong cần được phơi nắng, phơi sương. Đây được xem là yếu tố góp phần làm nên nét đặc trưng của sản phẩm bánh đa nem ở đây, đó là vừa dai khi cuốn và giòn khi rán nem.

Có thâm niên làm nghề bánh đa nem này hơn 10 năm rồi, bà Trần Thị Thanh ở thôn Bình cho biết, bánh đa nem sau khi tráng xong cần phải mang đi phơi nắng ngay để bánh được khô. Tuy nhiên, thời gian phơi cũng tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời, nếu trởi nắng nóng thì thời gian phơi sẽ rút ngắn để đảm bảo bánh không bị giòn, vỡ.

"Dịp Tết này gia đình tôi phải thuê thêm công nhân và huy động cả người nhà để làm mới kịp giao hàng cho khách. Thời điểm này không lo đầu ra, hàng làm ra đến đâu thì bán hết đến đó. Trung bình một ngày gia đình bà làm được khoảng 200 tập bánh đa nem, mức giá bán ra dao động từ 16.000 đến 18.000 đồng/tập", bà Thanh nói.

Bắc Ninh chủ động bình ổn thị trường Tết

Để ổn định thị trường tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2024, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đã tập trung kiểm tra chặt chẽ những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao như: Quần áo, giày dép, bánh kẹo, hoa quả, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát...; đặc biệt, chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại; giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.

Bắc Ninh chủ động bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán 2023

Mỹ là thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn thứ hai

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ năm 2023 đạt 271 triệu USD, giảm một nửa so với cùng kỳ năm trước. Tuy giảm mạnh, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn thứ hai.

Theo VASEP, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đang từng bước khả quan hơn vào tháng cuối cùng của năm ngoái, giúp bù đắp phần nào sự suy giảm diễn ra trước đó. Cụ thể, trong tháng 12/2023, lần đầu Mỹ ghi nhận tăng trưởng dương về nhập khẩu cá tra Việt, kim ngạch đạt gần 20 triệu USD, tăng 20%. Trước đó, giá trị xuất khẩu giảm 22-81% trong 11 tháng.

Giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 56% - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tháng 3/2024, Gia Lai đấu giá 85 lô đất

Theo thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, đơn vị này sẽ phối hợp với doanh nghiệp Đấu giá tư nhân Đại Phát tổ chức đấu giá quyền sử dụng 41 lô đất vào sáng ngày 01/3/2024. Các lô đất đấu giá thuộc địa bàn phường An Tân, thị xã An Khê.

Diện tích các lô đất từ 107,2 – 276,3 m2. Giá khởi điểm từ hơn 739 triệu đồng đến trên 1,9 tỷ đồng/lô.

Buổi công bố giá sẽ diễn ra tại hội trường 23/3, đường Chu Văn An, phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Cũng tại địa điểm trên, chiều 01/3/2024, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã An Khê phối hợp với Doanh nghiệp Đấu giá tư nhân Đại Phát sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng 44 lô đất, có tổng diện tích 5.781 m2.

Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; phương thức trả giá lên.

Ảnh minh họa.

Du lịch Việt Nam kỳ vọng bứt phá mạnh mẽ

Tháng 1/2024, Việt Nam đón trên 1,5 triệu du khách quốc tế, nhiều thị trường có mức tăng trưởng vượt trội. Ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng sẽ có một năm 2024 bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt bùng nổ thu hút du khách khắp thế giới.

Năm 2024, ngành du lịch đặt mục tiêu phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng.

TOP 40 địa điểm du lịch Việt Nam nổi tiếng và hấp dẫn nhất

Tổng hợp tin kinh tế - thị trường quốc tế ngày 5/2/2024

Thị trường máy bay cũ bùng nổ sau khủng hoảng Boeing 737 MAX

Thị trường máy bay cũ đang bùng nổ do tình trạng thiếu hụt kéo dài dai dẳng kể từ đại dịch COVID-19, và ngày càng có nhiều lo ngại rằng cuộc khủng hoảng mới nhất của Boeing có thể làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng tới.

Công ty cho thuê máy bay Avolon cho biết lĩnh vực này hiện thiếu khoảng 3.000 máy bay so với kế hoạch trước dịch bệnh do tình trạng gián đoạn của đại dịch và các điểm nghẽn khác tại Boeing và Airbus.

Giờ đây, việc hạn chế sản xuất của Boeing sau sự cố của hãng hàng không Alaska Airlines đã tạo thêm áp lực buộc các hãng hàng không phải bay với những chiếc máy bay cũ lâu hơn.

Nhà phân tích George Dimitroff của công ty phân tích hàng không Cirium cho biết tình hình hiện nay làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nguồn cung và đẩy lùi thời điểm thị trường có thể quay trở lại trạng thái cân bằng.

Các hãng hàng không đang trả giá cao hơn để đảm bảo họ có đội bay đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu mà Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự kiến sẽ đạt kỷ lục 4,7 tỷ lượt hành khách vào năm 2024.

Việc kéo dài tuổi thọ của những chiếc máy bay cũ, kém tiết kiệm nhiên liệu hơn cũng có thể làm tăng áp lực về vấn đề môi trường lên ngành hàng không đang nỗ lực tạo ra lượng khí thải bằng 0 vào năm 2050.

Các quan chức trong ngành cho biết việc sản xuất bị đình trệ sẽ không làm chệch hướng những mục tiêu đó, song các nhà môi trường không đồng tình với ý kiến này.

Các hãng hàng không lo thiếu máy bay do khủng hoảng Boeing 737 MAX

Thượng viện Mỹ công bố dự luật an ninh trị giá 118 tỷ USD

Thượng viện Mỹ ngày 4/2 đã công bố văn bản dự luật an ninh trị giá 118 tỷ USD, bao gồm việc tăng cường bảo vệ biên giới, viện trợ cho Ukraine và Israel.

Dự luật bao gồm các khoản chi 20,23 tỷ USD cho an ninh biên giới, 60,06 tỷ USD hỗ trợ Ukraine; 14,1 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Israel; 2,44 tỷ USD cho Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) và cuộc xung đột ở Biển Đỏ; 4,83 tỷ USD để hỗ trợ các đối tác của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoài ra, dự luật cũng bao gồm 10 tỷ USD cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho dân thường tại Dải Gaza, khu vực Bờ Tây và Ukraine.

Dự luật được công bố sau nhiều tháng đàm phán, tuy nhiên, triển vọng được ban hành thành luật chưa chắc chắn, trong bối cảnh các nhân vật theo đường lối cứng rắn của đảng Cộng hòa, trong đó có ứng cử viên Tổng thống Donald Trump, phản đối.

Thượng viện Mỹ công bố dự luật an ninh trị giá 118 tỷ USD

Người Trung Quốc rót 2 tỷ USD vào chứng khoán nước ngoài

Một lượng tiền kỷ lục từ Trung Quốc đang chảy vào các cổ phiếu nước ngoài, khi các nhà đầu tư cảm thấy chán nản thị trường chứng khoán trong nước.

Dòng vốn chảy vào 33 quỹ ETF Trung Quốc đầu tư vào các chỉ số chứng khoán nước ngoài (trừ Hồng Kông) đã chạm mức 2 tỷ USD trong tháng 1/2024. Đây là tháng rót ròng mạnh nhất kể từ cuối năm 2020. Hơn một nửa số này chảy vào các cổ phiếu Mỹ trong bối cảnh S&P 500 liên tục lập kỷ lục mới, và 204 triệu USD vào Nhật Bản.

Dòng vốn này là một phần trong xu hướng né xa thị trường Trung Quốc, khi nhà đầu tư không còn niềm tin vào thị trường nội địa. Lượng bán ròng của các quỹ đầu tư toàn cầu tiếp tục ở mức kỷ lục tháng thứ 6 liên tiếp. Cụ thể, trong tháng 1/2024, họ đã rút thêm 14.5 tỷ Nhân dân tệ (2 tỷ USD).

Những đà tăng xuất phát từ hy vọng kích thích kinh tế chỉ kéo dài vài ngày, khi thực tế về sự ảm đạm của nền kinh tế lại “dội gáo nước lạnh” vào các nhà đầu tư. Chỉ số CSI 300 giảm xuống đáy 5 năm sau khi giảm hơn 7% từ đầu năm 2024. Chỉ 1 trong 17 công ty giao dịch ở Thượng Hải và Thâm Quyến vẫn còn lãi trong năm nay.

Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với chuỗi tăng mạnh mẽ của các thị trường nước ngoài. Lợi nhuận doanh nghiệp cao cùng với kỳ vọng kinh tế Mỹ hạ cánh mềm (soft landing) đã giúp Phố Wall liên tục lập kỷ lục mới, còn chỉ số chứng khoán Nhật Bản dao động gần đỉnh 30 năm.

Alibaba xem xét bán tài sản

“Gã khổng lồ” internet của Trung Quốc Alibaba Group đang tìm cách bán một số tài sản thuộc lĩnh vực tiêu dùng, bao gồm công ty tạp hoá Freshippo và nhà bán lẻ RT-Mart, Reuters dẫn lời ba nguồn thạo tin.

Kế hoạch bán tài sản được đưa ra sau khi Alibaba, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Joe Tsai và tân giám đốc điều hành Eddie Wu, đã chuyển hướng tập trung trở lại mảng thương mại điện tử cốt lõi và sinh lời nhất, đồng thời thoái vốn khỏi những mảng không cốt lõi và thua lỗ, một nguồn tin cho hay.

Alibaba (tập đoàn) – Wikipedia tiếng Việt

Các nhà sản xuất xe hạng sang vẫn “ăn nên làm ra”

Các nhà sản xuất ô tô hạng sang như Lamborghini, Ferrari, Bentley và Rolls-Royce đang hoạt động kinh doanh rất tốt. Bất kể những gì đang xảy ra đối với nền kinh tế thế giới thì tầng lớp siêu giàu vẫn gia tăng và trở nên giàu có hơn.

Những nhà sản xuất ô tô hạng sang chỉ bán cho một bộ phận nhỏ dân số toàn cầu. Altrata, một công ty nghiên cứu xu hướng giàu có, nhận định rằng đến năm 2028 sẽ có 528.000 trong số 8 tỷ người trên thế giới thuộc nhóm giàu có. Theo S&P, doanh số bán ô tô toàn cầu đã tăng khoảng 9% trong năm ngoái với những thương hiệu đắt tiền nhất./.

Kinh tế toàn cầu u ám, xe sang Rolls-Royce vẫn bán ào ào - Tuổi Trẻ Online

Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cao vào năm 2024

Năm 2023, nhu cầu dầu toàn cầu tăng với tốc độ chóng mặt với mức tiêu thụ dầu trong năm ngoái vượt mức của năm trước đó hơn 2 triệu thùng mỗi ngày. Một số cơ quan năng lượng đã đưa ra dự báo tăng trưởng nhu cầu cho năm 2024 và có sự đồng thuận là nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cao vào năm nay.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris (Pháp) thường nghiêng về khả năng giá giảm khi đưa ra dự đoán về nhu cầu dầu và giá dầu. Tuy nhiên, cơ quan này đã nâng ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 từ 850.000 thùng/ngày vào tháng 5/2023 lên mức dự báo hiện tại là 1,2 triệu thùng/ngày.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) có xu hướng lạc quan hơn. EIA đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 từ mức 1,7 triệu thùng/ngày đưa ra vào tháng 1/2023 xuống còn 1,35 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, Standard Chartered hầu như vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu ở mức 1,5 triệu thùng/ngày.

Dự báo mới nhất về nhu cầu dầu thô ở từng khu vực trên thế giới - TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM - CTCP

Châu Âu tự tin đủ khí đốt dù thiếu Mỹ

EU cho rằng sẽ đủ khí đốt trong 10 năm tới bất chấp Mỹ hoãn phê duyệt xuất khẩu cho các dự án khí hóa lỏng (LNG) mới.

Sau xung đột Ukraine vào đầu năm 2022, Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất sang châu Âu khi EU chạy đua tìm nguồn cung thay thế nhiên liệu Nga. Việc mua khí đốt Mỹ, cùng với nhu cầu sưởi ấm thấp hơn do thời tiết ôn hòa và giá năng lượng cao buộc một số ngành công nghiệp đóng cửa, đã giúp lục địa già vượt qua hai mùa đông gần đây.

Với hơn 60% sản lượng LNG của Mỹ đến châu Âu hai năm qua, đã có một số hoài nghi dấy lên về khả năng đảm bảo khí đốt của EU sau khi ông Biden hoãn phê duyệt cấp phép xuất khẩu mới. Tuy nhiên, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu tuyên bố quyết định của Mỹ "sẽ không có bất kỳ tác động ngắn hạn và trung hạn nào" với an ninh khí đốt của EU.

Kho cảng LNG nổi ở thành phố Wilhelmshaven, Đức, ngày 15/11/2022. Ảnh: Reuters.

Jeff Bezos có kế hoạch bán tới 50 triệu cổ phiếu

Người sáng lập Amazon, Jeff Bezos có kế hoạch bán tới 50 triệu cổ phiếu Amazon trong năm tới, theo một tài liệu được công bố hôm 2/2. Số cổ phiếu đó sẽ có giá trị gần 8,6 tỷ USD theo giá hiện tại.

Thông tin này cũng xuất hiện một ngày sau khi công ty báo cáo quý mua sắm kỷ lục trong kỳ nghỉ lễ, khiến cổ phiếu Amazon tăng khoảng 8% trong cùng phiên.

Báo cáo thường niên cho biết tỷ phú Bezos đã thông qua kế hoạch giao dịch để bán tới 50 triệu cổ phiếu Amazon trong thời gian kết thúc vào ngày 31/1/2025, với một số điều kiện nhất định.

Nông dân châu Âu chật vật

Những ngày gần đây, các cuộc biểu tình của nông dân nổ ra khắp châu Âu, phản ánh tình trạng lực lượng này đang gặp khó khăn bởi nhiều vấn đề bao gồm lạm phát dai dẳng, lãi suất cao và giá năng lượng biến động.

Giá lúa mì, ngô và các loại ngũ cốc khác - ngoại trừ gạo - đang thấp hơn so với trước xung đột Ukraine. Vì thế, thu nhập của nông dân châu Âu co lại trong khi họ đang đối mặt với giá năng lượng biến động.

Không những vậy, lãi suất cao khiến việc vay vốn để mua thiết bị nông nghiệp và các nhu yếu phẩm khác trở nên đắt đỏ hơn. Nông dân châu Âu cũng chịu các quy định về khí hậu có thể làm tăng chi phí. Đây là điều mà các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ và các nơi khác không gặp phải.

Và quan trọng nhất, hàng ngoại giá rẻ chính là điều nông dân khắp châu Âu bất bình nhất. Điều này xuất phát từ việc lạm phát thực phẩm tại châu Âu đã giảm bớt khi các nền kinh tế chậm lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có thói quen so sánh giá cả hiện tại với hai năm trước và cảm thấy thực phẩm rất đắt, theo Glauber, cựu Kinh tế trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ. Do đó, không có gì lạ khi họ ưu tiên chọn mặt hàng giá phải chăng hơn, thường là thực phẩm nhập khẩu.

Người biểu tình đứng trước máy kéo phong tỏa đường cao tốc A6 gần Chilly-Mazarin, phía nam Paris, vào ngày 1/2. Ảnh: AFP

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Tin kinh tế - thị trường ngày 5/2/2024
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO