Các nhà thiên văn học đã tìm ra được nguồn gốc của thiên thạch nổ trên bầu trời miền trung nước Nga, tạo áp lực trong không khí khiến hầu hết cửa kính bị vỡ, làm hơn 1.000 người bị thương...
Các nhà thiên văn học đã tìm ra đượcnguồn gốc của thiên thạch nổ trên bầu trời miền trung nước Nga, tạo áp lựctrong không khí khiến hầu hết cửa kính bị vỡ, làm hơn 1.000 người bị thương.
Sử dụng các videonghiệp dư ghi lại cảnh vụ nổ thiên thạch trên bầu trời thành phố Chelyabinskcủa Nga, các nhà thiên văn học thuộc trường đại học Antioquia (Colombia) có thểxác định được đường cong của thiên thạch bay qua bầu khí quyển Trái đất, sau đódựng lại quỹ đạo của nó quanh Mặt trời.
Thiênthạch rơi tạo ra hố khổng lồ trên mặt hồ đóng băng ở Chelyabinsk, Nga |
“Dựa trên bằng chứng thu được từ mộtcamera tại quảng trường Cách mạng ở thành phố Chelyabinsk và những video đượcquay nghiêp dư khác, chúng tôi có thể tính toán được đường bay của thiên thạchtrong bầu khí quyển Trái đất và dựng lại quỹ đạo bay của thiên thạch trong vũtrụ”, tiến sĩ Jorge Zuluaga, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Kết quả phân tích cho thấy rằngthiên thạch rơi xuống nước Nga thuộc về một nhóm thiên thạch nổi tiếng trong vũtrụ có tên là Apollo. Chúng có thể đến từ một vành đai thiên thạch nằm giữa saoHỏa và sao Mộc.
Nhóm thiên thạch Apollo là một lớpthiên thạch có quỹ đạo bay qua Trái đất. Trong số khoảng 9.700 thiên thạch gầnTrái đất được phát hiện cho đến này, khoảng 5.200 thiên thạch được cho là thuộcnhóm Apollo. Thiên thạch đầu tiên thuộc nhóm này được phát hiện vào năm 1918bởi nhà thiên văn học người Đức Max Wolf.
Các nhà thiên văn học cũng tính toánđược độ cao, tốc độ và vị trí của thiên thạch khi rơi xuống Trái đất. Cụ thể,nó đã di chuyển với tốc độ từ 13km/giây đến 19km/giây khi đang ở độ cao từ 32kmđến 47km trên bầu trời khu vực Korkin của Nga.
Trong khi đó, Cơ quan vũ trụ Mỹ(NASA) ước tính thiên thạch rơi xuống Nga nặng từ 7.000 đến 10.000 tấn và cókích thước khoảng 17m. Những ước tính trước đó cho rằng thiên thạch này chỉnặng khoảng 10 tấn.
Nguồn Vietnamnet