Tìm hiểu về dông, sét và các biện pháp phòng chống sét

04/03/2011 13:46

Dông là hiện tượng phóng điện trong khí quyển dưới dạng tia chớp kèm theo tiếng sấm. Khoa học ngày nay đã chỉ ra rằng chớp là hiện tượng phóng điện do quá trình tích các điện tích trái dấu ở các phần khác nhau của một đám mây hoặc giữa các đám mây khác nhau...

Dông là hiện tượng phóngđiện trong khí quyển dưới dạng tia chớp kèm theo tiếng sấm.

Khoa học ngày nay đã chỉra rằng chớp là hiện tượng phóng điện do quá trình tích các điện tích trái dấuở các phần khác nhau của một đám mây hoặc giữa các đám mây khác nhau. Còn sétlà hiện tượng phóng điện từ đám mây xuống mặt đất. Khi phóng điện, cường độdòng điện của tia chớp, sét lên đến 300.000 ampe, điện thế 126 triệu vôn nênkhông khí nơi luồng điện này đi qua bị đốt nóng cực nhanh đến trên 15.000oC khiến chúnggiãn nở đột ngột gây ra tiếng nổ, đó là sấm.

Trên trái đất, mỗi năm có khoảng 45.000cơn dông, và mỗi giây có tới 100 tia chớp. Chớp có thể xuất hiện giữa các đámmây cách nhau 16km và sét có thể đánh xuống đất từ khoảng cách 3km. Tốc độtruyền của dòng êlêctrôn trong tia chớp, sét lên đến 100.000 km/s. Lõi của tiachớp, sét khá nhỏ, đường kính chỉ vào khoảng 12mm; xung quanh lõi là lớp khôngkhí phát quang do phóng điện (gọi là lớp bao vỏ điện hoa) có đường kính khoảng6cm.

Sấm sét, bên cạnh những tác hại thườngthấy thì tia lửa trời đã trở thành một trong những điều kiện không thể thiếuđược của sự tiến hóa. Người ta cho rằng, nếu không có sấm sét thì trong vòngvài giờ, trái đất sẽ mất vào các lớp trên của khí quyển toàn bộ điện tích âmcủa mình, lượng điện tích cần cho sự tồn tại của Nitơ ở dạng thực vật dễ hấpthụ. Kết quả đo đạc tính toán cho thấy mỗi năm ở nước ta trung bình một ha đấtnhận được trên 50kg Nitơrat và gần 20kg Amôniắc từ mưa dông - các chất đạm nàyđược hình thành từ Nitơ trong quá trình phóng điện.

Ở Tây Nguyên, hàng năm có tới 10 tháng códông (từ tháng 2 đến tháng 11, nhiều nhất là tháng 5); số lần xảy ra dông từ 90- 140 lần. Dông thì bao giờ cũng gây phóng điện do sự phân chia mạnh mẽ cácđiện tích trong đám mây, trong đó có sét. Để phòng, tránh sét, nhân loại đã cóquan sát và nghiên cứu khá kỹ về đặc tính của nó. Qua theo dõi, nghiên cứutrong nhiều năm người ta nhận thấy: sét không những chọn những ngọn cây cao đểđánh mà còn chọn phần đất có cơ cấu rễ cây thích hợp. Sét thường hay đánh vàonhững cây có nhiều rễ ăn sâu xuống đất, những loại cây chứa nhiều nước, dẫnđiện tốt như cây đa, cây sến, cấy sồi, cây dừa. Sét thường đánh vào những nơicó dải đất sét chạy ngầm gần mặt đất; những nơi có nhiều hơi ẩm như khe núi,vực sâu, nơi có mạch nước ngầm gần mặt đất. Sét thường hay đánh vào những nơicó những luồng không khí nóng bốc lên, đặc biệt là các ống khói vì ở đó vừa cóluồng khí nóng bốc lên, vừa có sự nhô cao hơn so với xung quanh. Sét hay đánhvào những vật đang di chuyển hơn là những vật tĩnh. Đặc biệt những vùng đất cókim loại nhất là sắt hoặc mỏ sắt là những vùng bị sét đánh nhiều.


Khu nhà cao tầng ở phường Nghĩa Trung, thị xã GiaNghĩa. Ảnh: N.T

Khoa học ngày nay đã chỉ ra được nguyênnhân sinh ra sét và những nơi sét thường đánh xuống nên đưa ra được nhiều biệnpháp phòng tránh sét hiệu quả. Nơi ở, nơi có các công trình, nhà cửa, nơi đặtcác máy móc thiết bị, cột điện, ăng ten, ống khói, nơi thường tập trung đôngngười như trường học, chợ, bệnh viện, công sở, nhà cao tầng, vv.. nhất thiếtphải có hệ thống chống sét, đó là cột thu lôi. Cột thu lôi có thể xây thành cộtriêng rẽ sát công trình hoặc có thể gắn vào nơi cao nhất của công trình với mộtthanh sắt có đầu nhọn đặt hướng thẳng đứng lên trời; một dây dẫn điện có mộtđầu nối với thanh sắt còn đầu kia của dây buộc vào lá kim loại được xẻ làmnhiều nhánh chôn sâu xuống đất. Cột chống sét càng cao thì phạm vi bảo vệ củanó càng lớn. Không gian bảo vệ là một vòng tròn có tâm là chân cột, bán kínhbằng chiều cao của cột. Các vật dụng bên trong vòng tròn này được bảo vệ khôngbị sét đánh. Khi đang chăn thả hoặc lao động sản xuất ở nương rẫy, ngoài đồng,đi lại ngoài đường nơi không có các hệ thống chống sét mà thấy có cơn dông đếnthì cần nhanh chóng tìm cách phân tán đàn gia súc; bản thân để dụng cụ tại nơilàm việc đi nhanh vào nhà hoặc không gần nhà thì tìm đến ngồi yên nơi đất thấpxa cột điện, xa các vật dụng kim loại, xa các nơi có mặt nước như ao, hồ v.v…chờ cơn dông đi qua. Không nên di chuyển (kể cả di chuyển trên các phương tiệngiao thông cá nhân); tuyệt đối không nấp dưới các gốc cây to, nhất là các gốccây đứng một mình giữa đồng, dưới các đống rơm, bó lúa, nơi có gò đất nhô cao.Khi có dông cần lưu ý cắt điện các dụng cụ máy móc tiêu thụ điện chỉ để lạinhững thứ thật cần thiết; cắt nguồn hoàn toàn các thiết bị điện tử, rút dây ăngten ra khỏi ti vi chuyển sang dây nối đất (tất cả các ăng ten cần được làm dâynối đất dạng như hệ thống thu sét); không nên gọi điện thoại, tắt các ống khói,đóng bớt cửa ngăn gió ẩm vào nhà; bản thân không đi chân trần mà nên đi dày,dép khô v.v...

Do lõi của tia sét rất nhỏ nên có nhiềungười bị sét đánh sượt qua không chết, chỉ bị thương. Các trường hợp như vậynạn nhân thường bị bỏng; cháy sém quần áo, tóc; khó thở; nặng có thể ngưng thởhoặc ngưng tim trong giây lát. Với những trường hợp nặng như vậy việc cấp cứukịp thời là đặc biệt quan trọng nếu không họ có thể mất mạng. Công việc cấp cứucần được khẩn trương, đúng quy cách: Nên để nạn nhân nằm nơi đất ẩm, nới rộngquần áo cho dễ thở; pha 5 gam muối Bicarbornate với 300ml nước cho nạn nhânuống từ từ. Nếu thấy nạn nhân có dấu hiệu nặng khó thở, nhịp tim không rõ cầnlàm các thao tác hô hấp nhân tạo, hỗ trợ tim bằng cách xoa bóp hoặc đấm mạnhvào vùng ngực. Và cuối cùng là nhanh chóng tìm cách gọi xe cấp cúu kịp thời đưanạn nhân đi bệnh viện. Theo kinh nghiệm dân gian cứu chữa người bị điện giậthoặc bị sét đánh thì nên để nạn nhân nằm nguyên nơi họ ngã xuống mà sơ cứu,không được nhấc nạn nhân lên khỏi mặt đất ngay. Nếu thời gian từ lúc bị sétđánh đến khi tiến hành sơ cứu ngắn hơn bảy phút thì tỷ lệ cứu sống chiếm đa số(ngoại trừ trường hợp bị sét đánh chết ngay).

Tây Nguyên là vùng đất có địa hình bịchia cắt nhiều, đặc thù của thời tiết dễ xuất hiện nhưng cơn dông, dông nhiệtmà trong đó thường có sấm sét. Hàng năm vào mùa, người dân tập trung lên nươngrẫy, ra đồng trồng tỉa, tham gia sản xuất cũng là mùa cao điểm của dông sét. Dovậy rất cần có sự tuyên truyền rộng rãi về dông sét và các phương pháp tự phòngtránh khi có dông sét để mọi người dân đều có thể tự bảo vệ bản thân và tài sảncủa mình.

Nguyễn VănHuy

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/quoc-phong-an-ninh/tim-hieu-ve-dong-set-va-cac-bien-phap-phong-chong-set-7743.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/quoc-phong-an-ninh/tim-hieu-ve-dong-set-va-cac-bien-phap-phong-chong-set-7743.html
x

Nổi bật

    Mới nhất
    Tìm hiểu về dông, sét và các biện pháp phòng chống sét
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO