Tìm hiểu cách trồng, cách chăm sóc cây dâu da chi tiết nhất

03/01/2023 16:29

Cây dâu da hay còn gọi là dâu da đất, là đặc sản vùng núi được nhiều người yêu thích. Cùng tìm hiểu cách trồng, cách chăm sóc cây dâu da chi tiết nhất.

Cây dâu da hay còn gọi là dâu da đất, là loại cây có quả ngọt thanh rất ngon. Trong bài viết dưới đây, Báo Đắk Nông sẽ giới thiệu đến bạn về loại cây này cũng như cách trồng, cách chăm sóc cây dâu da chi tiết nhất.

1Cây dâu da là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây dâu da

Cây dâu da có tên khoa học là Baccaurea sapidaCây dâu da có tên khoa học là Baccaurea sapida

Cây dâu da có tên khoa học là Baccaurea sapida, có tên gọi khác là du da, dâu da đất,... Loại cây này có nguồn gốc từ Malaysia, hiện nay được phân bố rộng rãi từ Indonesia đến phía Tây Thái Bình Dương. Ở nước ta, chúng được trồng nhiều ở cả đồng bằng và miền núi, lấy quả và cho giá trị kinh tế khá cao.

Đặc điểm, phân loại cây dâu da

Dâu da thuộc thân cây gỗ nhỏ, có chiều cao từ 16-20m, gốc cây có đường kính lên đến 35cm. Lá cây dâu là lá đơn, có chiều dài khoảng 10-20cm, màu xanh tươi. Hoa dâu da màu trắng, nhị hoa màu vàng, mọc thành từng chùm lớn và cây thường ra hoa vào tháng Giêng hàng năm.

Dâu da có 2 loại là vàng và đỏDâu da có 2 loại là vàng và đỏ

Từ năm thứ 4 trở đi, cây dâu da bắt đầu cho quả. Tùy theo từng loại cây mà quả dâu có màu đỏ hoặc vàng, mọc thành từng chùm, mỗi chùm có thể dài từ 10-20cm, vị ngọt hơi chua nhẹ. Cũng bởi màu sắc và hình dáng chùm rất đẹp mắt mà quả dâu da thường được dùng để thờ cúng.

Dâu da đỏDâu da đỏ

Tùy theo màu sắc của quả mà có thể chia dâu da làm 2 loại là dâu da vàng và dâu da đỏ, loại có màu vàng thường có vị ngọt hơn, dâu da đỏ chua hơn nhưng thường được dùng để trưng bày, thờ cúng vì màu đỏ bắt mắt.

2Tác dụng của cây dâu da

Tác dụng của cây dâu daTác dụng của cây dâu da

Quả dâu da vị ngọt thanh, rất ngon, có giá trị kinh tế cao góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, hạt dâu da còn giúp kích thích tiêu hóa, tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, cây dâu da còn được trồng để che bóng mát, dùng để trang trí ở các khu vườn hay các nơi đô thị. Vỏ dâu da còn có tác dụng chữa ho, lá của nó cũng giúp chữa dị ứng, mụn nhọt rất hiệu quả.

3Cách trồng và chăm sóc cây dâu da

Cách trồng cây dâu da tại nhà

Đầu tiên, khi chọn mua cây dâu da giống, bạn nên chọn mua ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng cây giống. Bên cạnh đó, bạn nên trồng dâu da vào đầu mùa mưa, khoảng tầm tháng 5 đến tháng 7 hàng năm để cây sinh trưởng tốt. Dâu da có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là nên trồng ở đất thịt màu mỡ, có bón phân chuồng và khử trùng đất.

Cách trồng cây dâu da tại nhàCách trồng cây dâu da tại nhà

Các bước trồng dâu da bạn có thể tham khảo:

Bước 1 Lựa chọn cây giống.

Bước 2 Đào hố với đường kính từ 50cm, chiều sâu từ 15cm.

Bước 3 Bón lót phân chuồng đã mục, khử trùng cho đất.

Bước 4 Tiến hành trồng cây, tưới một ít nước sau khi trồng.

Cách chăm sóc cây dâu da

Cây dâu da cần được cung cấp nước nhiều nhất là vào thời kì cây non và khi quả gần chín, khi ấy bạn phải đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho cây. Đặc biệt, trong 3 năm đầu tiên bạn phải tưới nước đầy đủ cho cây thì cây mới phát triển tốt, mau lớn.

Tưới nước đầy đủ cho câyTưới nước đầy đủ cho cây

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên nhổ sạch cỏ dại. Bạn cũng nên che mát cho cây, đặc biệt là khi cây còn nhỏ vì cây chỉ phát triển tốt trong điều kiện có bóng râm, kỵ nắng.

Nên che bóng râm cho câyNên che bóng râm cho cây

Một việc không thể thiếu khi trồng dâu da là bón phân cho cây, tùy vào từng thời kỳ của cây mà lựa chọn loại phân và liều lượng thích hợp. Vào năm đầu tiên, bạn bón phân NPK cho cây khoảng 1 tháng 1 lần, mỗi lần 10gr/cây. Năm thứ 2 bón khoảng 100-200gr/cây/lần và năm 3 bón 3 tháng một lần với khoảng 200-300gr/cây/lần bón. Khi cây đã lớn thì mỗi năm bạn còn có thể bón thêm phân bón lá cho cây.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây dâu da

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây dâu daLưu ý khi trồng và chăm sóc cây dâu da

Cây dâu da có thể mắc một số bệnh do sâu cắn phá, bạn cần thường xuyên kiểm tra, quan sát và phun thuốc cho cây ngay khi phát hiện sâu bệnh, bạn cũng có thể phun định kì hoặc mỗi khi cây ra lá non để đảm bảo sâu hại không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

410+ hình ảnh đẹp về cây dâu da

Cây dâu da chụp từ dưới lênCây dâu da chụp từ dưới lên

Cây dâu da dưới ánh nắngCây dâu da dưới ánh nắng

Dâu da đỏ bắt mắtDâu da đỏ bắt mắt

Dâu da được xếp chùm toDâu da được xếp chùm to

Dâu da đỏ sắp chínDâu da đỏ sắp chín

Dâu da vàng múi to trònDâu da vàng múi to tròn

Dâu da vàng còn sốngDâu da vàng còn sống

Múi dâu da mọng nướcMúi dâu da mọng nước

Mâm dâu da vàng đầy ắpMâm dâu da vàng đầy ắp

Cây dâu da vàng say trĩu quảCây dâu da vàng say trĩu quả

Trên đây là chia sẻ của Báo Đắk Nông về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây dâu da hay còn gọi là cây dâu da đất. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Chọn mua trái cây tươi ngon tại Báo Đắk Nông nhé:

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Tìm hiểu cách trồng, cách chăm sóc cây dâu da chi tiết nhất
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO