Sau 15 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNamtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,bảnsắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng được phát huy, bồi đắp.Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được coi trọng, làmtăng sức mạnh nội sinh, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tiến trình hội nhập và phát triển.
![]() |
Cácgià làng làm lễ trước khi đặt đá xây dựng tượng đàiAnhhùng N' Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Y Krăk |
Nỗ lực của cả hệ thống chính trị
Xác định tầm quantrọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của tỉnh, ngay sau khi thànhlập tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trungương 5 (khóa VIII) cho cán bộ chủ chốt của tỉnh và xây dựng chương trình hànhđộng cũng như thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện. Đồng thời, các cấp ủyđảng, chính quyền, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể cũng đẩy mạnh công táctuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò,vị trí của văn hóa đối với sự phát triển.
Chương trình, kế hoạchtriển khai thực hiện nghị quyết cũng được xây dựng, sát với tình hình thực tếcủa từng cấp, ngành, địa phương, đơn vị. Các chương trình hành động, kế hoạchcủa Đảng bộ tỉnh về văn hóa được HĐND tỉnh, UBND tỉnh kịp thời thể chế hóa bằngcác đề án, nghị quyết. Vai trò quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa khôngngừng được củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả.
Trong quá trình thựchiện, các cấp, ngành đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời thammưu xử lý những vấn đề phát sinh cũng như ban hành nhiều chủ trương, chính sáchđể phát triển toàn diện sự nghiệp văn hóa của tỉnh. Các huyện ủy, thị ủy cũngđã ban hành các nghị quyết chuyên đề về xây dựng văn hóa, nếp sống văn minh;phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; bảo tồn, phát huy các lễ hội vănhóa, đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong các trường phổ thông...
Từ sự quan tâm chỉ đạoquyết liệt của các cấp ủy đảng, sự tích cực vào cuộc của hệ thống chính quyền,ban ngành, Mặt trận, đoàn thể, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóađã nhanh chóng đi vào cuộc sống và được nhân dân tích cực hưởng ứng.
Đời sống văn hóa mới được xây dựng
Thực hiện tinh thầnNghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”- phong trào có tính chất quyết định trong việc xây dựng môitrường văn hóa lành mạnh được triển khai rộng khắp, từng bước đi vào nền nếp.Công tác xây dựng thôn, bon, tổ dân phố, cơ quan, trường học, đơn vị đạt chuẩnvăn hóa được duy trì thường xuyên, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đề caogiá trị đạo đức, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Toàn tỉnhcó 74% hộ gia đình; 58% thôn, bon, buôn; 13% xã, phường, thị trấn; 81% đơn vịđạt chuẩn danh hiệu văn hóa.
Đặc biệt, khi toànĐảng, toàn dân triển khai hoạt động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh thì trong xã hội đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, điển hình tiên tiếncó sức tác động và lan tỏa lớn trên hầu hết các lĩnh vực, ở mọi tầng lớp, lứatuổi. Đó là lối sống nhân văn, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng được trântrọng; các tầng lớp nhân dân lao động sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường,chú trọng tạo việc làm, nên xuất hiện ngày càng nhiều hộ giàu, hộ khá, góp phầnlàm giảm hộ đói nghèo... Từ đó đã tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, tạo nềntảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội.
Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy
Với sự quan tâm lãnhđạo và đầu tư của Đảng, Nhà nước, hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị vănhóa vật thể và phi vật thể đã được các cấp các ngành và đông đảo nhân dân thamgia, nhất là trong việc khôi phục các lễ hội, cồng chiêng, nhạc cụ, dệt thổ cẩm,sưu tầm truyện cổ, sử thi, Ót N’rông... Từ 2004 đến nay, toàn tỉnh đã khôi phụcđược 17 lễ hội truyền thống của các dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê; dàn dựng hơn 40lượt lễ hội tiêu biểu; tổ chức 68 lớp truyền dạy cồng chiêng, 9 lớp chế tácnhạc cụ, 5 lớp dân ca M’nông; cấp phát 119 bộ chiêng, 5 bộ Goong cho nhà vănhóa cộng đồng, 300 bộ trang phục truyền thống và 180 nhạc cụ dân gian M’nôngcho 8 đội văn nghệ dân gian cấp huyện, thị xã.
Công tác bảo tồn, pháttriển tiếng M’nông cũng đã được chú trọng, với việc đưa tiếng M’nông vào giảngdạy trong hệ thống trường học phổ thông và cho đội ngũ cán bộ, công chức. Cùngvới đó, việc tiến hành điều tra, lập hồ sơ quy hoạch, tiến hành đầu tư tôn tạovà đề nghị công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia đối với các di sản văn hóa,lịch sử trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, chú trọng. Trong đó, đã có 6 ditích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốcgia. Các danh thắng tự nhiên như hồ Ea Snô, thác Đray Sáp, thác Gia Long đượcquan tâm đầu tư, phục vụ phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Nghị quyết Trung ương5 (khóa VIII) ra đời đã thực sự gắn liền với lợi ích tinh thần và đáp ứng ýnguyện của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Những thành tựuvề văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là độnglực thúc đẩy của xã hội phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân. Đây chính là những nhân tố quan trọng tạo đà đưa tỉnh tiếnlên một bước phát triển mới.
Lam Giang