Theo Sở Nông nghiệp vàPTNT, từ năm 2005 đến nay, ngành đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiệnthành công nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học có tính ứng dụng cao và được nhânrộng trong sản xuất, góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ đến với nông dân.
Nôngdân xã Nam Dong (Chư Jút) thu hoạch cà chua. Ảnh: Ngọc Tâm |
Ðiển hình như đề tài“Xây dựng mô hình cộng đồng sử dụng nấm xanh (Metarhizum anisopliae) trừ rầynâu hại lúa” đã thực hiện thành công trong vụ hè thu 2011, trên diện tích 20 halúa tại 91 hộ nông dân. Mặc dù là lần đầu tiên tiến hành nuôi cấy nấm tại chỗ,nhưng đã thành công, tỷ lệ nấm đạt cao, chất lượng chế phẩm nấm xanh tốt. Khiphun nấm xanh không chỉ khống chế tốt mật độ rầy nâu gây hại mà còn khống chếcác đối tượng sâu hại lúa khác như sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng, rầy xanhđuôi đen... Ðồng thời, năng suất và chất lượng lúa gạo cũng tăng hơn nhiều sovới sử dụng các loại thuốc hóa học khác.
Hiện tại, nấm xanhđang được nhân rộng để phục vụ cho các vụ lúa trong năm tại các địa phương. BàNguyễn Thị Mai Phương, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Krông Nô cho biết: “Từkhi đưa nấm xanh vào trừ rầy nâu, kết quả đạt tốt, nên bà con rất tin dùng. Cứ ngaysau khi nông dân thu hoạch lúa xong, đơn vị cũng chuẩn bị nuôi cấy nấm xanh đểsẵn sàng cung ứng đủ cho nông dân bảo vệ lúa. Từ hiệu quả cao trong phòng trừrầy nâu, một số địa phương trong và ngoài tỉnh cũng đã đặt hàng để nhờ Trạmnuôi cấy nấm xanh với lượng khá lớn. Sử dụng nấm xanh rất rẻ, 1 sào lúa chỉ cầnphun 0,5kg nấm xanh, chi phí hết khoảng 30.000 đồng, nhưng hiệu quả mang lạirất cao”.
Tương tự, đề tài “Xâydựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh hại rễ tiêu và ứng dụng chuyển giao phươngpháp phát hiện nhanh nấm Phytophthora sp gây bệnh hại rễ cây hồ tiêu trên địabàn tỉnh” cũng đã được thực hiện thành công và chuyển giao cho nông dân đưa vàoứng dụng trong sản xuất. Với việc sử dụng cánh hoa hồng để phát hiện sớm nấmPhytophthora sp, mô hình được xem là rất có hiệu quả, đơn giản, dễ làm, vậtliệu dễ kiếm và rẻ tiền và dễ chuyển giao cho người dân.
Chị Vương Thị Hiền,thôn Ðắk Kual 4, xã Ðắk N’Drung (Ðắk Song) cho biết: “Trước đây, vườn tiêu củagia đình thường bị vàng lá, khô cành rồi chết, nhưng không biết nguyên nhân gâybệnh là gì. Sau này, khi được hướng dẫn cách nhận biết nhanh nấm Phytophthorasp bằng cánh hoa hồng, nên tôi đã phát hiện được bệnh sớm, phòng trừ kịp thời,hạn chế được tình trạng tiêu chết do nấm này gây ra”. Trong khuôn khổ thực hiệnđề tài, ngành nông nghiệp còn mở được 6 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho180 nông dân và nhân rộng đến người trồng tiêu ở các địa bàn trọng điểm.
Nhờsử dụng phương pháp chẩn đoán nhanh nấm Phytophthora sp bằng cánh hoa hồng đãgiúp người dân chủ động phòng trừ bệnh trên cây tiêu hiệu quả |
Còn với đề tài “Ứngdụng kỹ thuật sản xuất giống cà chua ghép và xây dựng mô hình trồng cà chuaghép chống bệnh héo rũ” cũng đã góp phần chuyển giao được phương pháp ghép chonông dân, cải thiện tập quán canh tác, nâng cao trình độ trong sản xuất nôngnghiệp, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Ðồng thời, đề tài đã đào tạođược 4 kỹ thuật viên, 25 nông dân ghép thành thạo; đồng thời tập huấn kỹ thuậtcho 60 người hiểu biết về phương pháp trồng và chăm sóc cà chua ghép....
Ngoài ra, một số đềtài khác cũng có tính ứng dụng cao trong sản xuất như: “Xây dựng mô hình sửdụng bả protein sản xuất từ men bia phòng trừ ruồi hại quả gây hại trên cây rauăn quả và trên cây xoài”, “Thử nghiệm sản xuất giống chanh dây ghép”, “Áp dụngtiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tạithị xã Gia Nghĩa”, “Chuyển giao quy trình sản xuất giống khoai lang Nhật Bảntrên địa bàn tỉnh”.... Các đề tài đã góp phần đưa ra những giải pháp cụ thể,làm thay đổi lối canh tác truyền thống sang canh tác theo quy trình sạch, hạnchế sâu bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, bướcđầu sản xuất được cây giống có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ðể người dân ngày càngnắm vững được khoa học kỹ thuật, ứng dụng hiệu quả, ngành Nông nghiệp cũng đangtiếp tục triển khai các đề tài, nhiệm vụ khoa học và trên nhiều đối tượng câytrồng, rồi chuyển giao cho nông dân. Ðây là tiền đề để nông dân tiến tới sảnxuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Bài, ảnh:Thùy Dương