Xã Thuận Hạnh (Đắk Song) là địa phương cóđiều kiện thổ nhưỡng khá thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng lâunăm như cà phê, cao su, ca cao và các loại cây hoa màu. Tuy nhiên, trở ngại lớnnhất là thiếu nước tưới vào mùa khô nên những năm trước đây, người dân nơi đâychỉ sản xuất nông nghiệp theo phương thức quảng canh.
Nhận thức được về tầm quan trọng củanguồn nước tưới, đặc biệt là vào các tháng của mùa khô, từ năm 2005, các cấpchính quyền và nhân dân xã đã tập trung ưu tiên đầu tư vào phát triển thủy lợi,trên cơ sở nguồn vốn từ các chương trình 134, 135 và nguồn huy động của ngườidân. Theo đó, qua 6 năm, đến nay toàn xã Thuận Hạnh có 6 hồ đập lớn được đầu tưtừ nguồn vốn quốc gia do Nhà nước quản lí phục vụ trực tiếp cho người dân. Bêncạnh đó, tận dụng các vùng đầm lầy, người dân đã đầu tư vốn, công sức cải tạothành thành hồ, ao có tổng diện tích khá lớn, dự trữ được lượng nước đảm bảophục vụ cho nhiều diện tích cà phê, hoa màu và phục vụ nước sạch sinh hoạt chongười dân.
Điển hình như gia đình ông Vũ Mạnh Tùngcó tổng diện tích khoảng 5 ha,trong đó3 ha cây cà phê, 1 ha hồ tiêu và 1 ha trồng các loại cây ngắn ngày khác. Để đảmbảo nước tưới cho cây trồng, gia đình ông đã bỏ ra gần 30 triệu đồng để múc 3sào đầm làm ao. Hoặc như gia đình anh Nguyễn Văn Dũng ở thôn Thuận Trung, diệntích đất cà phê của anh chủ yếu nằm ở khu vực sườn đồi, xa với các hồ đập,thiếu nước tưới thường xuyên, anh đã bỏ ra hơn 10 triệu đồng để khoan giếng,đảm bảo đủ nước tưới cà phê của gia đình trong suốt mùa khô.
Việc chủ động nguồn nước phục vụ tướitiêu và sinh hoạt đã tạo điều kiện để người dân Thuận Hạnh ổn định cuộc sống,yên tâm sản xuất, góp phần giữ vững an ninh chính trị, củng cố quốc phòng nơikhu vực biên giới.
Việt Hà