Năm 2010, huyện Chư Jútđã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng thư viện của huyện. Mặc dù đi vào hoạtđộng chưa lâu, nhưng thư viện đã ngày càng trở thành địa điểm yêu thích, đượcngười đọc trên địa bàn tin tưởng, ủng hộ.
Học sinh là một trong những đối tượng đọc sách nhiều nhất của thư viện |
Theo đó, để phát huy vai trò cũng nhưhiệu quả hoạt động của thư viện, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Jút (đơn vị quảnlý thư viện) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút người đọc ở mọi tầnglớp, lứa tuổi.
Thông qua các cuộc họp thôn, buôn, địaphương đã lồng ghép giới thiệu cho người dân biết về hoạt động của thư viện,các loại sách báo, tài liệu, tạp chí mà thư viện có. Các trường học trên địabàn cũng có trách nhiệm phối hợp, giới thiệu và khuyến khích học sinh tạo thóiquen đọc sách.
Phòng Văn hóa-Thông tin còn phối hợp vớiPhòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Hội thi kể chuyện theo sách thu hútđông đảo học sinh tham gia, tạo được phong trào đọc sách sôi nổi trong cáctrường học trên địa bàn.
Thư viện còn chú trọng việc cập nhật cácloại sách mới nhằm làm phong phú và đa dạng tủ sách, nhất là những loại sáchhay, các văn bản pháp luật mới để đáp ứng nhu cầu tra cứu của nhân dân.
Em Nguyễn Thị Hồng Hạnh, học sinh lớp 12,Trường THPT Phan Chu Trinh ở thị trấn Ea T’ling tâm sự: “Từ ngày có thư viện,em thường cùng với các bạn đến đây mượn sách. Em thấy sách, báo rất đa dạng vàphong phú, nhiều đầu sách rất hay, bổ ích, việc mượn đọc cũng rất dễ dàng. Bâygiờ, sách bán trên thị trường rất đắt, nên thư viện là nguồn cung cấp sách,giúp em nhiều kiến thức rất bổ ích, nhất là phục vụ cho việc học tập”.
Để phục vụ nhu cầu của người đọc, thưviện mở cửa cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Hiện tại, thư viện có hainhân viên phục vụ đã được đào tạo bài bản và 7.000 đầu sách các loại, 10 loạibáo, tạp chí, tập san.
Đặc biệt,thư viện còn được đầu tư 11 máy vi tính đã nối mạng Internet, thu hútđược nhiều lượt độc giả truy cập, tra cứu tài liệu. Theo chị H’San, nhân viênthư viện thì người đọc đến thư viện khá đa dạng như học sinh, giáo viên, côngnhân, viên chức, nông dân; trong đó đối tượng đọc và mượn sách nhiều nhất vẫnlà các em học sinh, thanh niên…
Vào các dịp hè là thời điểm độc giả đôngnhất, các em học sinh thường hay đến đọc và mượn về. Nhiều cán bộ, công chứctranh thủ khi đi làm về cũng hay ghé vào mượn sách, nên thư viện thường đóngcửa rất muộn.
Bình quân mỗi ngày thư viện đón từ 30 đến50 lượt độc giả đến đọc, mượn sách, truy cập Internet và hiện có 415 độc giảđược cấp thẻ. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, thư viện đã phục vụ hơn 3.840lượt người đọc, mượn sách, báo, truy cập Internet.
Theo ông Ngô Lãm, Trưởng Phòng Vănhóa-Thông tin huyện Chư Jút thì từ khi thành lập, thư viện đã góp phần rất đángkể trong việc tạo nên thói quen đọc sách trong nhân dân. Đối với học sinh thìthư viện không chỉ là “kho tri thức sống” mà còn là nơi giúp các em có thểtránh được các trò chơi vô bổ, nhất là vào những ngày hè. Cán bộ, viên chức,nông dân cũng có thể tìm thấy tại thư viện tất cả các tài liệu để nâng cao kiếnthức trong công tác chuyên môn,cũng nhưkinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi…
Nhìn chung, việc tạo được thói quen đọcsách trong một bộ phận quần chúng nhân dân cũng góp phần tích cực trong việcxây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương. Chính vì vậy, trong thời gian tới,đơn vị sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc bằng việc cập nhật cácloại sách báo, tổ chức các cuộc thi về kể chuyện theo sách cũng như đẩy mạnhcông tác tuyên truyền để thu hút ngày càng nhiều người đọc đến thư viện đọc vàmượn sách.
Bài, ảnh:Nguyễn Hiền