Thu hút đầu tư vào khu vực Tây Nguyên: Còn nhiều lực cản

21/10/2011 08:02

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tính từ tháng 7-2006 đến nay, toàn vùng mới thu hút được 1.569 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký khoảng 262.692 tỷ đồng, trong đó có 25% số dự án và 22% số vốn triển khai thực hiện...

ADQuảng cáo

Theo thống kê của Ban Chỉđạo Tây Nguyên, tính từ tháng 7-2006 đến nay, toàn vùng mới thu hút được 1.569dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký khoảng 262.692 tỷ đồng, trong đó có 25%số dự án và 22% số vốn triển khai thực hiện. Cũng qua đánh giá, số lượng, quymô các dự án đầu tư vào khu vực này còn hạn chế, công nghệ đơn giản, sử dụng ítlao động và chủ yếu tập trung ở đô thị. Nguyên nhân do kết cấu hạ tầng kinh tế,xã hội còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, công tácquy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lĩnh vực thiếu đồng bộ, rồi công tác cảicách hành chính, xúc tiến đầu tư ở các tỉnh chưa tốt… là những lực cản ảnhhưởng tới việc thu hút đầu tư của khu vực Tây Nguyên.

Hạ tầng kinh tế, xã hội... yếu

Phát biểu tại Hội nghị đánh giá hiệu quảvà xác định nhu cầu đầu tư vào các tỉnh Tây Nguyên, vừa mới được tổ chức tạiĐắk Nông, ông Lê Diễn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chorằng: “Việc thu hút đầu tư vào Đắk Nông thời gian qua còn gặp không ít khó khănvì “vướng” phải trở ngại về hạ tầng và nguồn nhân lực của địa phương hiện rấtyếu...”. Dẫn chứng cụ thể hơn, ông Dương Văn Hòa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoànThan-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: “Tính trong hai dự án khai thác bô xítcủa Tập đoàn đầu tư vào tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, ngoài khó khăn về chi phíđầu tư hạ tầng giao thông để chở alumin tăng thì vấn đề tìm nguồn lao động phụcvụ sản xuất cũng là bài toán không dễ dàng đối với đơn vị. Chỉ riêng công tácđào tạo lao động cho hai dự án trên, Tập đoàn đã chi phí hết 2 triệu USD. Sốtiền đầu tư nâng cao tay nghề, trình độ cho lao động tốn kém là vậy, nhưng đâychưa phải là những người có trình độ cao”.

Cũng với những khó khăn về hạ tầng kỹthuật, theo bà Lưu Thị Nga, Giám đốc Công ty TNHH Vinh Quang I (TP. HCM), chobiết: “Công ty hiện đã có 10 năm kinh nghiệm đầu tư bất động sản ở Tây Nguyên.Qua quá trình đầu tư thì chúng tôi nhận thấy mức độ thân thiện của các cơ quanquản lý Nhà nước ở các địa phương trong khu vực Tây Nguyên chưa cao. Chính vìvậy, khi doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư thì phải mất rất nhiều thời gianđể đi lại, chờ đợi”. Đứng ở góc độ địa phương, ông Trần Hiếu, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Đắk Lắk thừa nhận: “Mặc dù các tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để thuhút các dự án đầu tư, nhưng hiện tại kết quả đạt được chưa như mong muốn. Khôngchỉ riêng vấn đề giao thông, nguồn nhân lực vừa thấp, lại yếu mà việc xúc tiếnđầu tư, quảng bá hình ảnh của khu vực hiện cũng chưa làm tốt bằng các vùngkhác. Chính việc xúc tiến đầu tư làm chưa tốt, mang tính manh mún, riêng lẻ ởtừng địa phương cũng là một nguyên nhân hạn chế số lượng nhà đầu tư đến với cáctỉnh Tây Nguyên”.

ADQuảng cáo

Còn theo đánh giá của Ban Chỉ đạo TâyNguyên, các địa phương trong khu vực hiện gặp không ít khó khăn về ngân sách,kinh phí để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất “sạch” cho nhà đầu tư. Do thiếuquỹ đất “sạch”, nên việc giải phóng mặt bằng thuộc diện các dự án tự thỏa thuậnvới nhân dân thường kéo dài, một số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất quanhiều bước, làm nản lòng doanh nghiệp. Mặt khác, lộ trình, định hướng, cơ chếkêu gọi đầu tư giữa các tỉnh hiện còn mang tính tự phát, thiếu định hướng vềquy hoạch phát triển chung…

Phải có cơ chế “đặc thù”

Trao đổi về các biện pháp tăng cường thuhút đầu tư vào các tỉnh Tây Nguyên, ông Trần Việt Hùng, Phó trưởng Ban Chỉ đạoTây Nguyên nêu rõ: “Thực tế cho thấy, mặc dù vùng này có nhiều lợi thế về đấtđai, khí hậu, tài nguyên, nhưng số lượng cũng như quy mô dự án hiện còn thấp.Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư thì nhất thiết Tây Nguyên phải có một cơchế, chính sách “đặc thù”. Đó là các tỉnh đề nghị đặt mối liên kết vùng, tránhkhép kín ở từng địa phương. Ngoài ra, việc ưu tiên phát triển nguồn nhân lực,minh bạch công tác xúc tiến đầu tư của toàn vùng cũng cần được các tỉnh chútrọng”. Đứng ở góc độ nhà đầu tư, ông Dương Văn Hòa chỉ ra: “Giờ phải tìm ra cơchế “đặc thù” vì nếu nói đến những ưu đãi về đất đai của khu vực Tây Nguyênhiện không còn nữa. Điển hình như trước đây, Tập đoàn đền bù một ha cà phê ởtỉnh Lâm Đồng chỉ khoảng 350 triệu đồng thì hiện nay đã tăng lên gấp 4 lần.Muốn nhà đầu tư thực hiện tốt dự án thì điều quan trọng nhất là tất cả các dịchvụ, tiện ích phải sớm đến được chân hàng rào nhà máy”.

Để có thể đưa hạ tầng, các tiện ích đếngần nhà máy, theo ông Trần Hiếu thì trước hết là Trung ương sớm hỗ trợ TâyNguyên quy hoạch vùng, ngành và có những chính sách riêng trong đào tạo nguồnlao động. Là đại diện cho cơ quan quản lý Trung ương, ông Đặng Huy Đông, Thứtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: “Nói về công tác quy hoạch, trước mắtcác địa phương trong khu vực phải ngồi lại với nhau, kiên định định hướng quyhoạch mà các bộ, ngành Trung ương sẽ triển khai. Mặt khác, trong quá trình sắpxếp thu hút dự án đầu tư thì các tỉnh cũng không nên làm dàn trải, mà phải chútrọng tập trung vào thế mạnh của địa phương mình… Và đó là những nét “đặc thù”về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư chứ không phải tập trung vào việc miễnthuế, hay đất đai”.

Có thể nói, qua những nhận xét, đánh giávề thực trạng thu hút đầu tư vào các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, để tăng khả nănghấp thụ dự án thì đã đến lúc các tỉnh phải bắt tay với nhau. Vì như ý kiến củamột số doanh nghiệp, nếu cứ mạnh tỉnh nào, địa phương đó làm thì sẽ rất khóphát huy tốt những thế mạnh của toàn vùng Tây Nguyên.

Công Tính

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thu hút đầu tư vào khu vực Tây Nguyên: Còn nhiều lực cản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO