Thông tin mới: Sẽ không có hiến pháp mới, Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên hiệu lực

16/04/2025 14:40

Sau đây là bài viết có nội dung về sẽ không có hiến pháp mới, Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên hiệu lực.

Thông tin mới: Sẽ không có hiến pháp mới, Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên hiệu lực

Thông tin mới: Sẽ không có hiến pháp mới, Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên hiệu lực (Hình từ Internet)

Thông tin mới: Sẽ không có hiến pháp mới, Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên hiệu lực

Theo đó, để đáp ứng yêu cầu về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mở ra cục diện mới phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới với tầm nhìn lâu dài.

Thì tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng 16/4, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp 2013 và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031” làm rõ những vấn đề trọng tâm, cốt lõi nhất.

Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 lần này tập trung vào 02 nhóm nội dung chính:

Một là: Các quy định của Hiến pháp 2013 liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (tập trung ở Điều 9,10), để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nêu cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vai trò tập hợp các giai cấp, tầng lớp, hướng mạnh về địa bàn dân cư, gần dân, sát dân, đến từng hộ gia đình.

Hai là: Các quy định tại Chương 9 Hiến pháp 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Ngoài ra, do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 08/120 điều của Hiến pháp 2013 nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội hình thức văn bản là Nghị quyết của Quốc hội (tương tự như đã thực hiện tại các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1988, 1989 và 2001).

Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp (từ ngày 6/5 đến ngày 5/6). Đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận tiến hành khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch (lưu ý việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo Luật dân chủ ở cơ sở).

Quy định về việc sửa đổi Hiến pháp

Cụ thể, việc sửa đổi Hiến pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 120 Hiến pháp 2013 như sau;

- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

- Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Trên đây là nội dung về “Thông tin mới: Sẽ không có hiến pháp mới, Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên hiệu lực

x

Nổi bật

    Mới nhất
    Thông tin mới: Sẽ không có hiến pháp mới, Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên hiệu lực
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO