Thông tin chi tiết về Lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng) 2024 - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là nét văn hóa tâm linh mang đậm yếu tố tín ngưỡng của người Việt, thu hút nhiều sự quan tâm và tham gia của du khách thập phương hàng năm tại thành phố đáng sống này. Mới đây, lễ hội này được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vậy Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng có gì hấp dẫn, diễn ra ở đâu và kéo dài bao lâu?
I. Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội gì?
Lễ hội Quán Thế Âm là Lễ hội được tổ chức thường niên, là điểm đến hấp dẫn của phật tử, người dân, du khách trong nước cũng như du khách quốc tế đến tham dự, chiêm ngưỡng, trải nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử – văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Đồng thời, Lễ hội còn là một trong những sự kiện dân gian mang tín ngưỡng Phật giáo quan trọng nhất của Đà Nẵng, nơi kết tinh những giá trị của văn hóa Phật giáo và con người, vùng đất Ngũ Hành Sơn; là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa và thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật văn hoá dân tộc trên thế giới.
II. Nguồn gốc và ý nghĩa về sự ra đời của Lễ hội Quan Thế Âm
1. Nguồn gốc ra đời
Có lẽ bạn chưa biết, Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng còn có tên gọi khác là Lễ hội Quán Âm 19/2, bắt nguồn từ một lễ vía thuần túy tôn giáo của đạo Phật, chính là Lễ vía Đức Phật Quan Thế Âm được lưu truyền đến giờ và trở thành lễ hội dân gian truyền thống.
Cùng quay ngược về quá khứ một chút, thì Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng này được người dân tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960, nhân dịp khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tại động Hoa Nghiêm của ngọn Thủy Sơn, nằm trong năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Sau đó hai năm thì lễ hội này tiếp tục được người dân trong vùng tổ chức trong dịp khánh thành Chùa Quan Âm ở động Quan Âm. Chùa này chính là địa điểm phát hiện ra một khối thạch nhũ độc đáo, có tôn tượng Phật Bà Quán Thế Âm, hoàn toàn 100% do tự nhiên.
Nhưng thời gian dài cứ thế tiếp tục trôi qua mà Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng không được tổ chức bởi nhiều lý do riêng khác nhau. Cứ thế mãi đến ngày 19 tháng 2 Âm Lịch năm Tân Mùi (năm 1991), lễ hội này mới được khôi phục và diễn ra trước sự quan tâm của rất nhiều người dân Đà Nẵng cùng chính quyền địa phương.
2. Ý nghĩa của Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Là một trong những lễ hội mang đậm ý nghĩa tâm linh và nhân văn sâu sắc của dân tộc ta từ xưa để lại, Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng dần dần trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo vốn đã đi sâu vào đời sống tinh thần của mọi người. Từ đó, lễ hội đã góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và địa phương, phát triển mạnh về du lịch ở di tích quốc gia Ngũ Hành Sơn.
Ngoài ra, lễ hội này còn là dịp để các Phật tử từ bốn phương có thể thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng, hành lễ tại chùa để cầu mong cho Quốc thái dân an, khát vọng về một năm mới tốt lành, nhân khang, vật thịnh, và sau đó hướng con người tới chân - thiện mỹ của cuộc sống.
III. Địa điểm và thời gian tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm
1. Địa điểm tổ chức
Đến hẹn lại lên, Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng được tổ chức hàng năm tại Chùa Quán Thế Âm, tọa lạc uy nghiêm ở số 48 Đường Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam và là một trong những điểm du lịch tâm linh đặc sắc vào dịp đầu năm mới ở thành phố đáng sống.
2. Thời gian diễn ra
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hàng trăm phật tử khắp bốn phương lại nô nức tham gia Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng kéo dài trong ba ngày. Lễ hội sẽ bắt đầu từ ngày 17, 18 và 19 tháng 2 Âm Lịch mỗi năm, trong đó, ngày 19 được chọn là ngày lễ chính thức.
IV. Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì?
Nếu du khách muốn tham gia Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, thì nên lưu ý thời gian cũng như nội dung lễ hội. Thông thường thì lễ hội này sẽ kéo dài trong 3 ngày và bao gồm 2 phần là: phần lễ và phần hội. Hai phần này được tổ chức đan xen kết hợp hòa quyện với nhau, trong lễ có hội và trong hội cũng có lễ.
1. Phần Lễ của Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Trong phần lễ, nội dung của Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng sẽ chủ yếu mang đậm màu sắc của lễ nghi Phật giáo, cùng nghi lễ truyền thống của địa phương Đà Nẵng.
- Lễ rước ánh sáng: thường được tổ chức vào tối ngày 18 tháng 2 Âm Lịch, bao gồm phần rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng… để cầu mong ánh sáng của Phật sẽ soi sáng và chỉ lối cho các chúng sinh. Trong quan niệm về Phật giáo, ánh sáng đó có nghĩa là sự trí tuệ, khi trí tuệ sáng thì tấm lòng và đạo đức mới trong sáng, khiến chúng ta sẽ làm những việc thiện lành và giúp đỡ cho đời.
- Lễ khai kinh: Sẽ được diễn ra vào buổi sáng sớm ngày 19 tháng 2 Âm Lịch. Đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh khắp nơi an lạc và nhà nhà đều hạnh phúc.
- Lễ trai đàn chẩn tế: cũng giống như lễ khai kinh, lễ trai đàn chẩn tế này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 tháng 2 Âm Lịch. Mục đích chính của lễ này là để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh. Trước khi làm lễ, các Phật tử sẽ viết ra danh sách những người thân đã qua đời và gửi lên chùa để cầu siêu, sau đó, chùa sẽ mời người có giới phẩm ra để chủ trì lễ chứ không phải ai làm cũng được đâu nha!
- Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc: được tổ chức vào buổi sáng ngày 19 tháng 2 Âm Lịch, chỉ sau lễ cầu kinh và trai đàn chẩn tế. Lễ này nhằm ca ngợi tấm lòng từ bi, bác ái của đức Phật Bồ Tát Quan Thế Âm, và sau đó là khát vọng cả nước Việt sẽ thái bình, an khang, thịnh vượng.
- Lễ rước tượng là lễ quan trọng nhất trong Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng nhằm mục đích cầu nguyện cho đồng bào, đặc biệt là các ngư dân đi biển, hay làm ăn trên sông nước được bình an, mưa thuận gió hòa. Lễ sẽ được diễn ra sau 4 nghi lễ (lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ trai đàn chẩn tế, lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan Thế Âm), vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 2 Âm Lịch. Nếu lần đầu tiên tham gia, du khách sẽ hơi choáng ngợp với không khí uy nghiêm lúc này. Đi trước có 4 người sẽ khiêng kiệu có tượng Phật Bà, theo sau là có hàng trăm Phật Tử đi cùng
Bên cạnh các nghi lễ trên, Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng còn có lễ tế xuân. Mục đích chính của lễ này là cúng các sơn thủy thổ thần để cầu nguyện cho quốc thái dân an, và thường được tổ chức vào đêm ngày 18 tháng 2 Âm Lịch.
2. Phần Hội của lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Phần hội của lễ hội Quan Thế Âm ở Đà Nẵng có rất nhiều hoạt động sôi nổi mang giá trị đặc sắc về văn hóa - nghệ thuật - thể thao:
-Phần hội có các trải nghiệm kết hợp giữa văn hóa cổ truyền với văn hóa hiện đại như hội hóa trang, thi cờ, hát tuồng, hát dân ca, nhạc - họa, múa tứ linh, kéo co, điêu khắc, thả đèn trên sông…
-Phần hội còn có các buổi triển lãm như triển lãm tranh thủy mặc, thư pháp.
-Phần hội là nơi diễn ra các cuộc thi như thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, thi nấu ăn chay...
V. Các hoạt động chi tiết của lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng 2024
1. Hoạt động ngày 26/03/2024 (tức 17/03/2024 Âm lịch)
- 07h30: Lễ khai kinh Thượng phan, Thượng kỳ, Thượng phướn tại Khu vực Chùa Quán Thế Âm.
- 07h30: Khai mạc Hội Cờ làng, hội thi Kéo co tại Đường Sư Vạn Hạnh.
- 08h00: Khai giảng khóa tu Hạnh nguyện Quán Âm tại Sân khấu chính.
- 08h30: Mở cửa tham quan Bảo tàng Văn hóa Phật giáo tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo.
- 09h00: Trưng bày và biểu diễn chế tác đá mỹ nghệ Non Nước, Khai trương gian hàng OCOP, Trưng bày các tác phẩm Cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật Non nước Ngũ Hành Sơn, năm 2024 tại Đường Sư Vạn Hạnh.
- 09h30: Khai hội Hô hát Bài chòi Khu V tại Đường Sư Vạn Hạnh.
- 09h00 – 21h00: Biểu diễn nghệ thuật múa rối, múa lân, nhảy sạp, gian hàng trò chơi dân gian… tại Đường Sư Vạn Hạnh.
- 13h00: Trại ngành Thanh Ban Hướng dẫn phật tử GHPGVN thành phố tại Khuôn viên Chùa Quán Thế Âm.
- 14h30 – 16h30: Lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công chúa và Lễ tế Xuân cầu Quốc thái Dân an tại Miếu thờ Huyền Trân Công chúa và sân khấu chính.
- 17h30: Khai mạc Lễ hội tại sân khấu chính.
- 18h00 – 20h00: Diễu hành xe hoa chào mừng Lễ hội tại các tuyến đường chính của thành phố.
2. Hoạt động ngày 27/03/2024 (tức 18/03/2024 Âm lịch)
- 07h30: Hội Cờ làng, hội thi kéo co tại Đường Sư Vạn Hạnh.
- 8h00: Tổng kết, trao giải Cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật Non nước Ngũ Hành Sơn lần thứ nhất, năm 2024 tại Đường Sư Vạn Hạnh.
- 09h00: Trình diễn trực họa, ký họa về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn tại khuôn viên Chùa Quán Thế Âm.
- 14h30: Tọa đàm về phát huy giá trị Lễ hội Quán Thế Âm và các di sản văn hóa trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn tại hội trường UBND quận NHS.
- 16h00 – 20h00: Biểu diễn nghệ thuật dân gian, tổ chức các góc Trà thư – biểu diễn âm nhạc dân tộc (tổ chức các góc biểu diễn nhạc cụ dân tộc kết hợp uống trà, ngâm thơ…) tại sân khấu Cờ làng và các góc thư trà khuôn viên Chùa Quán Thế Âm.
- 17h00: Diễu hành xe hoa chào mừng Lễ hội tại các tuyến đường chính của thành phố.
- 19h00: Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội tại sân khấu chính.
- 20h30: Hoa đăng, lửa trại tại huôn viên Chùa Quán Thế Âm
3. Hoạt động ngày 28/03/2024 (tức 19/03/2024 Âm lịch)
- 07h00 – 09h00: Lễ Chính thức (Lễ vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm), thực hiện các nghi lễ tôn giáo, lễ rước tôn tượng Quán Thế Âm Bồ tát, lễ hóa trang Long – Phụng Quán Thế Âm Bồ tát, dâng mâm hoa, ngũ quả nghệ thuật, truyền hình trực tiếp Lễ trên kênh truyền hình tại lễ đài chùa Quán Thế Âm.
- 09h30: Không gian “Ẩm thực chay Việt” tại khuôn viên Chùa Quán Thế Âm, hội Đua thuyền truyền thống (Hóa trang đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân Công chúa trên sông Cổ Cò).
- 14h00 đến 15h00: Pháp đàn đại bi, thiền tọa tại sân khấu chính.
- 16h00 – 20h00: Biểu diễn nghệ thuật dân gian, tổ chức các góc Trà thư – biểu diễn âm nhạc dân tộc tại sân khấu Cờ làng và các góc thư trà khuôn viên Chùa Quán Thế Âm.
- 18h00 – 20h00: Diễu hành xe hoa chào mừng Lễ hội tại các tuyến đường chính của thành phố.
- 19h00: Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội tại sân khấu chính.
- 21h00: Lửa trại truyền thống tại khuôn viên Chùa Quán Thế Âm.
4. Hoạt động ngày 29/03/2024 (tức 20/03/2024 Âm lịch)
- 06h30 – 09h00: Chạy bộ Olympic Vì hòa bình tại khu vực xung quanh Chùa.
- 10h00: Lễ Bế mạc tại sân khấu chính.
Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng không chỉ thu hút bao nhiêu Phật tử tìm về, mà những người dân Việt từ khắp các tỉnh trên cả nước cũng trong ngóng từng ngày. Lễ hội cũng là cầu nối đế quảng bá hình ảnh và thu hút nhiều tín đồ “xê dịch” check-in Đà Nẵng nữa. Đừng bỏ qua những lễ hội khác ở Đà Nẵng nhé!