Kinh tế

Thông điệp 2025 từ lãnh đạo huyện, thành phố

Lê Dung 05/02/2025 09:32

Các địa phương trong tỉnh Đắk Nông đang chủ động, quyết tâm cao trong việc thực hiện những chỉ tiêu, kế hoạch đề ra ngay từ đầu năm 2025.

gia nghia

Năm 2025, TP. Gia Nghĩa tập trung khai thác những lợi thế riêng biệt để hiện thực hóa lộ trình xây dựng đô thị xanh.

Chúng tôi tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; tiềm năng, sự quan tâm đầu tư của tỉnh và Trung ương để xây dựng Gia Nghĩa theo hướng đô thị xanh.

Từ năm 2020 đến nay, thành phố trồng trên 21.380 cây xanh, nâng tổng số cây xanh lên 27.700 cây. Thành phố đang quản lý 11 công viên, hoa viên với diện tích trên 15ha.

+öng -Éß+ù TߦÑn S¦¦¦íng

Các dự án được thành phố định hướng phát triển xanh. Chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch, thực hiện tốt quy hoạch và tuyệt đối không đánh đổi tài nguyên thiên nhiên ban tặng cho Gia Nghĩa.

TP. Gia Nghĩa tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nhân lực, cải thiện môi trường thu hút đầu tư. Cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân của thành phố trẻ đã và đang chung tay xây dựng đô thị Gia Nghĩa xanh, thông minh, bền vững.

daklap(1).jpg

Huyện Đắk R’lấp xác định 1 trong 3 khâu đột phá chủ lực trong giai đoạn 2020 -2025 là chủ động, tích cực đồng hành, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị tổ hợp công nghiệp alumin – nhôm.

Thời gian qua, địa phương luôn chủ động, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, phối hợp để triển khai tổ hợp công nghiệp alumin – nhôm thuận lợi nhất trên địa bàn.

Thực hiện đột phá này, Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk R’lấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện tích cực phối hợp, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đồng hành cùng Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV trong công tác thu hồi đất phục vụ khai thác và xây dựng các hạng mục công trình kỹ thuật.

+öng Nguy+¬¦ân Quang Tß+¬

Huyện đã nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban.

Thực hiện nhiệm vụ tạo điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV, thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các tổ vận động tuyên truyền đến từng hộ dân để hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghiêm túc chấp hành theo quy định.

Huyện sẽ triển khai thực hiện nhiều giải pháp, đồng thời, ban hành kế hoạch, tổ chức bảo vệ thi công để Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV tiến hành khai thác quặng bô xít trên diện tích đất đã thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân đã nhận tiền, cam kết bàn giao mặt bằng…

TIT PHU NGANG TKTS

Công tác xóa đói, giảm nghèo được huyện Đắk Glong quyết liệt triển khai thực hiện có hiệu quả.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trên địa bàn đầu nhiệm kỳ là 39,15%, đến cuối năm 2024 giảm còn 6,9%, giảm 5.385 hộ nghèo. Trung bình mỗi năm, hộ nghèo của huyện giảm được 8%.

Huyện Đắk Glong đã nhận được sự quan tâm, ưu tiên, hỗ trợ của Trung ương và tỉnh để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của chương trình được huyện triển khai là hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc thiểu số phát triển các mô hình sinh kế, học nghề.

+öng Trߦºn Nam Thuߦºn

Cách làm của huyện là mời các hộ dân tâm huyết, quyết tâm thoát nghèo tham gia mô hình trước. Địa phương sẽ tổ chức bài bản từ khâu tập huấn, cấp con giống, hỗ trợ chuồng trại, vật tư phục vụ chăn nuôi cho đến kết nối đầu ra cho sản phẩm.

Khi bà con trong thôn, bon thấy được những hộ dân đang làm trong dự án, thụ hưởng các chương trình mà đạt được kết quả tốt thì phong trào sẽ có sức lan tỏa cao hơn.

Từ đó, bà con bắt đầu học hỏi và làm theo. Đó cũng là cách nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả nhất của huyện Đắk Glong để hoàn thành mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo trong thời gian sớm nhất.

daksong(1).jpg

Những năm qua, bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả và với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính của huyện Đắk Song được triển khai tích cực.

Từ đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

+öng Ng+¦ -Éß+¬c Trß+ìng

Từ những kết quả đạt được, ngay từ đầu năm 2025, huyện Đắk Song đã tổ chức rà soát, đánh giá công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số. Huyện đề ra giải pháp, quán triệt, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn liền với xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số.

Huyện xây dựng kế hoạch cải thiện Chỉ số cải cách hành chính, trong đó xác định các nhiệm vụ chính yếu là phải giải quyết từng nhiệm vụ đã giao cho các đơn vị chuyên môn. Từ đó, tiến hành đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện hàng tháng, hàng quý để không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác cải cách hành chính.

tuy duc

Huyện Tuy Đức có gần 60.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện.

Thời gian qua, huyện đã tập trung tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân chuyển đổi cây trồng, sử dụng các giống mới vào sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, cơ giới hóa vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm.

Trong đó, huyện tập trung vào việc mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành vùng nguyên liệu gắn với chế biến, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất, xác định rõ cây trồng, vật nuôi chủ lực, phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đến nay, huyện đã định hình và phát triển được 7 sản phẩm chủ lực gồm: cà phê, hồ tiêu, điều, mắc ca, sầu riêng, rau xanh, khoai lang.

+öng -Éinh Ngß+ìc Nh+ón

Tuy Đức đang đồng hành, hỗ trợ người dân đổi mới hình thức sản xuất và kết nối thị trường. Trọng tâm là đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, HTX, doanh nghiệp phát triển.

Huyện phát huy tiềm năng đất đai, khí hậu và thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày. Huyện đặt mục tiêu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng khoa học - công nghệ vào canh tác, chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm.

Cây cà phê, hồ tiêu và các loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ tiếp tục là thế mạnh của địa phương, với định hướng phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, huyện tập trung xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng thị trường.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng được huyện đẩy mạnh, ứng dụng hệ thống tưới thông minh, phần mềm quản lý canh tác nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí. Với sự nỗ lực của chính quyền và người dân, Tuy Đức hướng đến nền nông nghiệp xanh, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống Nhân dân.

dakmil(1).jpg

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và lâu dài, với thực tiễn “dừng lại là rớt chuẩn, chuyển biến chậm sẽ bị loại bỏ phía sau”, Huyện ủy và UBND huyện Đắk Mil đã tập trung lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực.

Chương trình xây dựng NTM được huyện Đắk Mil triển khai thực hiện đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là đã phát huy được vai trò chủ thể của người dân.

Trong năm 2024, cùng với giữ vững các tiêu chí NTM đối với 8 xã đã đạt chuẩn, huyện Đắk Mil có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

+öng L+¬ V-ân Ho+áng

Lũy kế, đến nay, Đắk Mil có 9/9 xã đạt chuẩn NTM; 3 xã NTM nâng cao. Đặc biệt, trong tổng số 4 khu dân cư kiểu mẫu của tỉnh Đắk Nông, huyện Đắk Mil đang có tới 3 khu dân cư kiểu mẫu.

Trong quá trình xây dựng NTM, huyện Đắk Mil chú trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Từ đó, nông dân khai thác tốt các lợi thế, tiềm năng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia liên kết sản xuất cà phê và một số loại cây ăn trái, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.

Đối với xây dựng huyện NTM, Đắk Mil đã đạt 6/9 tiêu chí; còn 3 tiêu chí chưa đạt là quy hoạch, giao thông và môi trường. Cùng với việc nỗ lực hoàn thành các tiêu chí huyện NTM chưa đạt, Đắk Mil tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.

Trong năm 2025, huyện Đắk Mil tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM; phấn đấu có từ 1 đến 2 xã (xã Đức Minh và xã Thuận An) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; thực hiện đồng bộ các giải pháp để người dân phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững như khuyến khích người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập….

Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Đắk Mil kiến nghị UBND tỉnh và các sở, ngành tiếp tục hỗ trợ địa phương hoàn thành các tiêu chí còn lại, nhất là tiêu chí giao thông. Qua đó, giúp Đắk Mil về đích huyện NTM theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020-2025.

TIT PHU NGANG TKTS (1)

Tại Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Đắk Nông, huyện Cư Jút thuộc vùng động lực phía Bắc hình thành từ đô thị hạt nhân Ea T’ling, huyện Cư Jút và đô thị Đắk Mâm, huyện Krông Nô tạo thành cực tăng trưởng phía Bắc tỉnh Đắk Nông kết nối TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

+öng Nguyß+àn Anh T+¦

Định hướng, tầm nhìn của huyện Cư Jút đến năm 2030, trở thành đô thị hiện đại, thông minh, thân thiện, giàu bản sắc, xứng tầm là cực tăng trưởng ở phía Bắc của tỉnh Đắk Nông.

Với định hướng quy hoạch trên, Cư Jút là địa phương có sức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư. Trong năm 2024, huyện Cư Jút đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng kinh tế địa phương, tạo bước đột phá trong phát triển.

Nhờ vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hạ tầng giao thông được nâng cấp và môi trường đầu tư được cải thiện, huyện đã thu hút được nhiều dự án quan trọng trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến và du lịch sinh thái.

Với khu Công nghiệp Tâm Thắng, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm điểm dừng chân để đầu tư sản xuất. Đến nay khu công nghiệp này đã thu hút được 46 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy là 96% diện tích đất có thể cho thuê lại. Phía chính quyền cũng có các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về đầu tư và thuê lại đất.

Nhằm duy trì đà tăng trưởng và thu hút đầu tư hiệu quả năm 2025, huyện Cư Jút tiếp tục đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông.

Địa phương quan tâm, xây dựng các chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp, nhất là tiếp cận vốn đầu tư, hỗ trợ pháp lý. Huyện tăng cường xúc tiến đầu tư, tổ chức các hội nghị kết nối doanh nghiệp, qua đó giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Ngoài ra, huyện Cư Jút tập trung giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án; tăng cường công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; từng bước hoàn thành cơ sở dữ liệu về đất đai; tăng cường công tác phát triển quỹ đất, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư….

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, Cư Jút tiếp tục khảo sát các địa điểm kết nối, xây dựng các tuyến du lịch gắn với các sản phẩm OCOP và các nông sản, thủ công mỹ nghệ để hình thành sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch.

Địa phương chú trọng thu hút đầu tư các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về khí hậu, địa hình tự nhiên, các giá trị văn hóa, đặc trưng sinh thái gắn với Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

krong no

Nhằm khai thác và phát huy lợi thế là vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông, huyện Krông Nô tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch; phát huy được tiềm năng lợi thế dựa trên các nền tảng số.

Trọng tâm là tiếp tục bảo vệ và có giải pháp khai thác tạm thời hệ thống hang động, núi lửa gắn với việc bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện.

Huyện đầu tư, đưa vào hoạt động trung tâm thông tin nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh CVĐCTC UNESCO Đắk Nông đến du khách trong và ngoài nước.

Nâng cấp tuyến đi bộ lên đỉnh núi lửa Nâm Kar phục vụ việc tham quan, khảo sát. Triển khai hiệu quả công tác quy hoạch; đầu tư nâng cấp, mở rộng các điểm dừng chân trong tuyến Trường ca của Lửa và Nước…

+öng Ng+¦ Xu+ón H+á

Đặc biệt, cuối tháng 12/2024, huyện đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh núi lửa Nâm B'Lang, xã Buôn Choáh.

Đây là một danh lam thắng cảnh có giá trị đặc biệt, hiếm có, vừa mang vẻ đẹp tự nhiên của tạo hóa, vừa ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (địa chất, địa mạo...) tiêu biểu và là niềm vinh dự, tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông.

Địa phương phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng phương án quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị du lịch từ các di tích, danh thắng, di sản núi lửa Nâm B'Lang.

Huyện Krông Nô tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; thực hiện tốt công tác quy hoạch; triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cải thiện tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế của huyện từ doanh thu du lịch.

Việc thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch được chú trọng. Huyện duy trì tính hiệu quả trong việc chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ du khách; hệ thống ứng dụng QR Code trong thông tin, giới thiệu các điểm tham quan, dịch vụ du lịch; xây dựng các trang mạng xã hội phù hợp với từng thị trường khách du lịch...

Đọc tiếp

x

Nổi bật

    Mới nhất
    Thông điệp 2025 từ lãnh đạo huyện, thành phố
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO