Thông báo Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI

12/05/2013 16:25

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 2/5 đến 11/5/2013, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ bảy để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng. Sáng ngày 11/5, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI đã bế mạc.

Thực hiện Chương trình làm việc toànkhóa, từ ngày 2/5 đến 11/5/2013, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ươngÐảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ bảy để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo đốivới các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ươngđến cơ sở; Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác dân vậntrong tình hình mới; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thựchiện Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiệnnay";

Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương,Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016 -2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăngcường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; và một số vấn đề quantrọng khác. Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấntheo quy định. Ðồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khaimạc và bế mạc Hội nghị.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phátbiểu bế mạc Hội nghị.


1- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận, choý kiến về Ðề án "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trungương đến cơ sở", tập trung đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Trungương 4 khóa X về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Ðảng, định hướngvề đổi mới, tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội và Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượnghệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

Ban Chấp hành Trung ương nhận định:Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Nghị quyết Trung ương 4 khóa X đã được cáccấp ủy, tổ chức đảng triển khai học tập và thực hiện nghiêm túc. Hệ thống cáccơ quan Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -xã hội từ Trung ương tới cơ sở, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân từngbước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác đượcphân định, điều chỉnh hợp lý hơn, không ngừng đổi mới nội dung, phương thứchoạt động và nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảmyêu cầu lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ củanhân dân, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàlà nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh.

Tuy nhiên, cho đến nay, tổ chức bộmáy ở nhiều cơ quan chưa hợp lý, còn cồng kềnh, nhiều đầu mối và tầng nấc trunggian. Mục tiêu tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu đề ra. Chất lượng một bộphận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hìnhmới, nhất là trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình,tham mưu, đề xuất với Trung ương những vấn đề mang tính chiến lược về pháttriển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, đốingoại.

Phương thức lãnh đạo của Ðảng đốivới Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên một số nội dungchưa rõ, chậm đổi mới. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy một số cơ quan củaQuốc hội và các bộ, ngành của Chính phủ chưa hợp lý, chưa phát huy đúng mức vaitrò trách nhiệm, quyền hạn. Chưa phân biệt rõ chính quyền đô thị và chính quyềnnông thôn để có cơ chế quản lý, điều hành phù hợp. Tổ chức bộ máy và đội ngũcán bộ, công chức tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân nhìn chung chưa đápứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của một bộphận cán bộ, công chức, viên chức còn thấp.

Tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cònnghiêm trọng, chậm khắc phục. Việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạtđộng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội còn chậm. Công táctuyên truyền, vận động quần chúng còn hạn chế. Hoạt động của hệ thống chính trịở cơ sở xã, phường, thị trấn hiệu quả thấp, chưa đủ sức giải quyết những vấn đềphức tạp phát sinh.

Sau khi xác định nguyên nhân củanhững hạn chế, khuyết điểm nêu trên, nhất là nguyên nhân chủ quan, Ban Chấphành Trung ương khẳng định: Việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chínhtrị phải bám sát, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm của Cương lĩnh, Ðiều lệÐảng, văn kiện Ðại hội XI của Ðảng, đồng bộ với nội dung sửa đổi, bổ sung Hiếnpháp năm 1992, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triểnđất nước trong thời kỳ mới; tăng cường vai trò lãnh đạo của Ðảng, hiệu lực,hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Công việc này cần đồng bộ với đổimới thể chế kinh tế, đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống (Ðảng, Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội), đồng bộ giữa tổ chức bộ máyvới hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức, hoàn thiện hệ thống luật pháp với tiếp tục đổi mới nội dung và phươngthức lãnh đạo của Ðảng. Việc tổ chức bộ máy ở địa phương cần tăng cường kiêmnhiệm một số chức danh trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Ðổi mới mạnhmẽ tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệthống chính trị cần thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao;những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồi, thì kiên quyết thực hiện,những vấn đề chưa đủ rõ thì cần khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, làm thí điểm,tổng kết thực tiễn để làm rõ, có bước đi thích hợp; không nóng vội, chủ quan,duy ý chí. Ban Chấp hành Trung ương cho rằng: Ðổi mới, hoàn thiện hệ thốngchính trị phải hướng tới việc xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, cótính ổn định, phù hợp chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứchợp lý về số lượng, bảo đảm chất lượng chính trị, chuyên môn, có tiền lương,thu nhập bảo đảm cuộc sống. Ðể thực hiện được mục tiêu trên, Ban Chấp hànhTrung ương đã xác định một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về tổ chức đảng; vềnhà nước; về quản lý biên chế và tinh giản biên chế; về nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức.

Ban Chấp hành Trung ương nhất tríthông qua Kết luận "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thốngchính trị từ Trung ương đến cơ sở".

2- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận, choý kiến về Ðề án "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đối với côngtác dân vận trong tình hình mới". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảngta luôn xác định dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lượcđối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảmcho sự lãnh đạo của Ðảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịtgiữa Ðảng và nhân dân.

Trong những năm qua, công tác dânvận của Ðảng được tăng cường, từng bước đổi mới. Ðảng, Nhà nước đã có nhiều chủtrương, giải pháp tích cực, phù hợp cho từng đối tượng, từng lĩnh vực. Ðồngthời, đã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, tăng cường, mởrộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy vai trò của Nhànước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trangtrong công tác dân vận.

Từ đó, đã tạo ra phong trào quầnchúng rộng lớn, huy động và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàndân; thực hiện sự nghiệp đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịchsử. Kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cảithiện, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; công tác đối ngoại, hội nhậpquốc tế được đẩy mạnh, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh đó, công tác dân vận cũngcòn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sựnghiệp đổi mới. Chậm cụ thể hóa cơ chế Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhândân làm chủ. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa thậtchặt chẽ. Một số cơ quan nhà nước chưa nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ trách nhiệmđối với công tác dân vận. Một số nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước chưa được quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Những yếu kém, khuyết điểm của bộmáy công quyền tạo bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân, là kẽ hở để các thế lựcthù địch và cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, kích động quần chúng, ảnhhưởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết toàn dân. Một bộ phận nhân dân thiếu việclàm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn chưa được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.Tình trạng tham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu dân, vi phạm dân chủ, thiếu gươngmẫu của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền ở các cấp, nhất là ở cơsở, đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân. Nội dung, phương thức hoạt động củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới, có biểu hiệnhành chính hóa. Công tác xây dựng bộ máy, việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,bố trí cán bộ làm công tác vận động nhân dân chưa được quan tâm đúng mức, chưađáp ứng yêu cầu tăng cường, đổi mới công tác dân vận của Ðảng trong giai đoạnhiện nay.

Ban Chấp hành Trung ương khẳng địnhcách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ,nhân dân làm chủ. Mọi chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước đều phải xuấtphát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Công tác dân vận làcông tác của toàn Ðảng và cả hệ thống chính trị.

Ban Chấp hành Trung ương xác địnhmột số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đối vớicông tác dân vận trong tình hình mới: Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quảNghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xâydựng Ðảng hiện nay"; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của nhândân; củng cố lòng tin, tăng cường quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Ðảng,Nhà nước. Quán triệt, làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viênvà các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò công tác dân vận, về chủ trươngtăng cường, đổi mới công tác dân vận của Ðảng trong tình hình mới.

Ðẩy mạnh phong trào thi đua yêunước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; giữvững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội. Tăng cường và đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam và các đoànthể chính trị - xã hội, các hội quần chúng, khắc phục có hiệu quả bệnh hànhchính, quan liêu. Coi trọng xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộdân vận, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp; bồi dưỡng, nâng caonhận thức, trình độ công tác dân vận cho cán bộ Ðảng, Nhà nước, chính quyền cáccấp. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ,thường xuyên và hiệu quả trong công tác dân vận.

Ban Chấp hành Trung ương nhất tríthông qua Nghị quyết về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đốivới công tác dân vận trong tình hình mới".

3- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận Báocáo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trêncơ sở ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Ðây là công việc hết sức quantrọng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân, của đồng bào ta ở nước ngoài trongnăm 2013. Ðã có hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức, hơn 26triệu lượt ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nhìn chung, tuyệt đại đasố nhân dân tán thành với các nội dung cơ bản của Dự thảo Hiến pháp năm 1992 doỦy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố. Ðồng thời, nhân dân cũng đóng gópnhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm vào các nội dung cụ thể của Dựthảo.

Trên cơ sở bám sát Cương lĩnh xâydựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm2011), các văn kiện của Ðảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của BộChính trị về mục đích, yêu cầu, về những quan điểm cơ bản, định hướng lớn củaviệc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời,khách quan, trung thực ý kiến của các tầng lớp nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổiHiến pháp năm 1992 đã nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến phápmột cách nghiêm túc, chất lượng với tinh thần chung là chân thành lắng nghe ýkiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên trì những vấn đềcó tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và nhà nước ta, tiếptục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.



 Bế mạc Hội nghị TW 7


4- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận Báo cáo củaBộ Chính trị về sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI"Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay".

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn,thách thức, với nỗ lực, trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao của toàn Ðảng,nhìn chung, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đã triển khai thựchiện Nghị quyết Trung ương 4 một cách nghiêm túc, với một khối lượng công việclớn, phức tạp và đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo được sựchuyển biến trong việc ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống trong Ðảng, khắc phục một số hạn chế, khuyết điểm trong côngtác cán bộ và trong việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, nhấtlà nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Qua kiểm điểm tự phê bình và phêbình, lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên, nhân dân, Bộ Chính trị, BanBí thư, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và từng cán bộ, đảng viên nhận thức sâusắc, đầy đủ hơn ưu điểm, khuyết điểm; phân tích, làm rõ nguyên nhân của các yếukém, khuyết điểm, nhất là những khâu, những mặt kéo dài qua một số nhiệm kỳ đểđề ra phương hướng, giải pháp sửa chữa, khắc phục. Ðã tạo được một số chuyểnbiến tích cực, bước đầu làm rõ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống trong Ðảng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và xử lý nghiêm những vụviệc phức tạp, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Việc triển khai thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 đã góp phần thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội năm 2012, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, giữvững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, củng cốquốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; chủ động hội nhập, nângcao uy tín, vị thế quốc tế của đất nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyếtvẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm. Trong quá trình chuẩn bị kiểm điểm, nhiềucấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị góp ý cho cấp trên(nhất là cho cá nhân), chất lượng còn hạn chế. Một số đồng chí chưa nhìn nhậnđúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trước những hạn chế, khuyết điểmtrong lĩnh vực được giao phụ trách, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm. Trênmột số vấn đề, qua kiểm điểm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp từ Trung ương đếncơ sở, vẫn chưa làm rõ được thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảyra ở đâu, ai chịu trách nhiệm. Một số quy định, quy chế để triển khai thực hiệnNghị quyết chậm được ban hành, một số vụ việc phức tạp, gây bức xúc trong nhândân chậm xử lý. Một số nội dung trong nhóm giải pháp về công tác giáo dục chínhtrị tư tưởng đang trong quá trình chuẩn bị, triển khai nên kết quả còn hạn chế.

Những khuyết điểm, hạn chế nêu trênchủ yếu là do các vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay là những vấn đềquan trọng, khó và đã kéo dài nhiều nhiệm kỳ, đòi hỏi phải có thời gian, kiêntrì thực hiện mới có thể khắc phục, giải quyết được, trong khi thời gian thựchiện Nghị quyết Trung ương 4 mới được hơn một năm.

Ban Chấp hành Trung ương xác định:Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộlãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở cần nghiêm túc, tự giác và cókế hoạch, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa ngay những yếu kém, khuyếtđiểm đã được kết luận qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Tiếp tục lãnh đạo,chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện những việc cần làm ngay sau kiểm điểm,nhất là việc xử lý, giải quyết có hiệu quả, nghiêm minh những vấn đề bức xúc,nổi cộm.

Tiếp tục đổi mới lề lối, phong cáchlàm việc trong Ðảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Xây dựng, hoànthiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm tốtcông tác xây dựng Ðảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Ðẩy mạnh đấutranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tinhthần Nghị quyết Trung ương 3 khóa X và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.Thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trungương 4 gắn với việc kiểm điểm và lấy phiếu tín nhiệm hằng năm. Khẩn trương hoànthành các đề án còn lại về triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 bảo đảmchất lượng. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất làcán bộ chủ chốt các cấp. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị,tư tưởng, công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng trong Ðảng và toàn xã hội.

5- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận về Ðềán "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên vàbảo vệ môi trường". Ðây là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định đến sựphát triển bền vững của nước ta. Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu diễn biến phứctạp, do đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, trình độ phát triển, nước ta dễ bịtổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu; tài nguyên, môi trường chịu áplực lớn từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, công tácnày đã có bước chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, việcứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động; khi có thiên tai thường gây thiệt hạinặng nề về tính mạng và tài sản; tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hợplý, hiệu quả, thậm chí khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễmmôi trường diễn ra phổ biến, có xu hướng gia tăng, có nơi nghiêm trọng; đa dạngsinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng.

Những khuyết điểm, yếu kém nêu trêncó nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức của cáccấp ủy đảng, chính quyền chưa đầy đủ, chưa thống nhất về mối quan hệ giữa lợiích trước mắt và lâu dài, giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với phát triển bềnvững. Ðường lối, chủ trương của Ðảng chưa được quán triệt, thể chế hóa kịpthời. Một số chính sách cụ thể chưa sát thực tế, thiếu tính khả thi, tổ chứcthực hiện chưa chủ động, thiếu kiên quyết.

Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp,bố trí cán bộ, nguồn lực còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan, địaphương thiếu chặt chẽ, nhất là phối hợp liên ngành, liên vùng. Nhiều chủtrương, giải pháp thiếu đồng bộ, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa phù hợpvới diễn biến khách quan của tình hình và thực tiễn đất nước. Việc kiểm tra,giám sát chưa được coi trọng, chưa thường xuyên, kém hiệu quả. Công tác điềutra, dự báo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa được quan tâm đúngmức. Chưa làm rõ trách nhiệm, phát huy vai trò, huy động được sự tham gia đầyđủ, toàn diện của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cùng sự giám sát củatoàn xã hội.

Ban Chấp hành Trung ương đã thảoluận, định hướng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường. Mục tiêu tổng quát là: Ðến năm 2020, Việt Nam chủđộng trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹcường độ phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sửdụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức độ giatăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượngmôi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thânthiện môi trường. Ðến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứngvới biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bềnvững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môitrường tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực. Ðồng thời, Trungương cũng xác định những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổikhí hậu; về quản lý tài nguyên; về bảo vệ môi trường.

Ðể đạt mục tiêu trên, cần thực hiệncác nhiệm vụ trọng tâm chung, một số nhiệm vụ cụ thể về ứng phó với biến đổikhí hậu; về quản lý tài nguyên, về bảo vệ môi trường với các giải pháp chủ yếu:tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hìnhthành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tàinguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộkhoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên vàbảo vệ môi trường; tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lýtài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đổi mới, hoàn thiện cơchế, quản lý tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó vớibiến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; coi trọng hợp tác,hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường.

Ban Chấp hành Trung ương nhất tríthông qua Nghị quyết về "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cườngquản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường".

6- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận Báocáo của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số23-KL/TW, ngày 29-5-2012 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về "Một số vấnđề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướngcải cách đến năm 2020". Sau gần một năm ban hành, Kết luận số 23-KL/TW,ngày 29-5-2012 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về lĩnh vực này đã được Chínhphủ tích cực triển khai thực hiện, đã đạt được một số kết quả bước đầu: ban hànhmột số nghị quyết, nghị định; trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung và ban hành Pháplệnh ưu đãi người có công với cách mạng, thực hiện việc điều chỉnh tăng lươngtối thiểu cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày1-7-2013.

Ban Chấp hành Trung ương đã thảoluận và thống nhất: Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này từ nay đến năm 2014cần bám sát những quan điểm, định hướng, mục tiêu cải cách chính sách tiềnlương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công được ghi trong các vănkiện của Ðảng tại các kết luận của Hội nghị Trung ương 8 khóa IX, Hội nghịTrung ương 6 khóa X và Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

Ban Chấp hành Trung ương thông quaKết luận "Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hộivà ưu đãi người có công, định hướng cải cách đến năm 2020".

7- Tại Hội nghị Trung ương lần này, Ban Chấp hànhTrung ương đã bầu bổ sung các đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ươngÐảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ươngÐảng, Phó Thủ tướng Chính phủ vào Bộ Chính trị; bầu bổ sung đồng chí Trần QuốcVượng, Ủy viên Trung ương Ðảng, Chánh Văn phòng Trung ương Ðảng vào Ban Bí thư.

8- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến vềcác phương án và nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, BanBí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Ðảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 -2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Giao Bộ Chính trị tiếp thu ý kiếncủa Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo hoàn chỉnh, ban hành chính thức và chỉ đạotổ chức thực hiện quy hoạch này.

Ban Chấp hành Trung ương kêu gọitoàn Ðảng, toàn dân và toàn quân siết chặt đội ngũ, tăng cường đoàn kết, thốngnhất, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện có hiệu quả cácnghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương lần này cùng các nghị quyết kháccủa Ðảng, của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm hoàn thành thắng lợi mục tiêu,nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

Nguồn Nhândân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thông báo Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO