Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

16/10/2012 09:29

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 1-10 đến ngày 15-10-2012, tại thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến các báo cáo, đề án...

Thực hiện Chương trình làm việc toànkhóa, từ ngày 1-10 đến ngày 15-10-2012, tại thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến các báocáo, đề án về:

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012,kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đổi mớichính sách, pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo; phát triển khoa học và công nghệ; quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước; việcthành lập Ban Kinh tế Trung ương; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phêbình của tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và mộtsố vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phátbiểu khai mạc và bế mạc hội nghị.


Toàn cảnh Hội nghị lần thứ6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam khóa XI.


1- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận vềtình hình kinh tế - xã hội năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Ban Chấphành Trung ương nhận định, chúng ta thực hiện nhiệm vụ năm 2012 trong bối cảnhkinh tế thế giới biến động rất phức tạp và có nhiều khó khăn hơn so với dự báo.Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được một sốkết quả quan trọng và đang phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch năm2012.

Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt4,73%, dự báo cả năm đạt khoảng 5,2%. Lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ môổn định hơn, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tiếp tục phát triển; an sinh xãhội được bảo đảm; các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, ytế, văn hóa, thông tin có tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộiđược bảo đảm; quốc phòng được tăng cường, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ. 

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫnđứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; kết quảkiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là khóvay vốn tín dụng, hàng tồn kho cao. Nợ xấu cao và có xu hướng tăng. Giải quyếtviệc làm khó khăn. Thị trường bất động sản đình trệ chưa có khả năng phục hồi,tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.Lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế chưa có sự chuyển biến căn bản. Văn hóa,thể thao còn nhiều bất cập. Tai nạn giao thông còn cao. Tình trạng khiếu kiện,tội phạm, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp. 

Năm 2013, dự báo kinh tế thế giớitiếp tục diễn biến khó lường, còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, rủi ro; thương mạitoàn cầu ít có khả năng được cải thiện, tăng trưởng không cao hơn nhiều so vớinăm 2012. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn cònrất nhiều khó khăn. Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiềuchỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn khá thấp so với mức đề ra cho cả nhiệm kỳ.

Về mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu năm2013, mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấphơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắnvới tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xãhội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốctế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạonền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Các chỉ tiêu chủyếu: Tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 5,5%. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng10%. Tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%. Bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP.Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7% - 8%. Tổng vốn đầu tư phát triển toànxã hội khoảng 30% GDP.

Bảo đảm an toàn nợ công. Cố gắng bảođảm các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân,bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Để thực hiện được các mục tiêu,chỉ tiêu vừa nêu, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để ổn định kinh tế vĩmô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn năm 2012. Điều hành chính sách tài khóa,tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt; cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dựtrữ ngoại hối.

Tập trung giải quyết có hiệu quả nợxấu. Bảo đảm nhiệm vụ thu, chi theo kế hoạch, thực hiện triệt để tiết kiệm,nâng cao hiệu quả đầu tư công. Sử dụng bội chi ngân sách và tiền thu từ chuyểnquyền sử dụng đất chủ yếu cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soátchặt chẽ nhập khẩu. Thu hút và thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn nước ngoài ODA,FDI, quản lý có hiệu quả đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FII); tạo thuận lợithu hút khách du lịch quốc tế và kiều hối. Thực hiện nhất quán chủ trương quảnlý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than,xăng dầu, dịch vụ công với lộ trình phù hợp và yêu cầu kiểm soát lạm phát. Bảođảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu.

Tăng cường quản lý thị trường, giácả. Thực hiện tốt các giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụngvới lãi suất hợp lý, giảm hàng tồn kho, phát triển thị trường. Ưu tiên tín dụngcho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừavà nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hànhchính cho doanh nghiệp. Nghiên cứu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiếp tụcthúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ,nhất là những ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăngcao, sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng. 

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;phát triển nguồn nhân lực; thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động cácnguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, trước hết đối với dự án,công trình trọng điểm quốc gia. Dành vốn thỏa đáng để tham gia các dự án hợptác công - tư (PPP), vốn đối ứng ODA, kinh phí giải phóng mặt bằng. Có các giảipháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và huy động cácnguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào đầu tư phát triển.

Quan tâm bố trí ngân sách và thu hútnguồn lực xã hội đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo tái cơcấu các tổ chức tài chính, tín dụng; trong đó cơ bản hoàn thành sắp xếp, xử lýcác tổ chức tài chính, tín dụng yếu kém. Tập trung xử lý có hiệu quả nợ xấu.Triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách mới, nghị quyết và kết luậnHội nghị Trung ương 5 khóa XI về chính sách xã hội, chính sách tiền lương, Pháplệnh ưu đãi người có công. 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đểbảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia; giữ vững anninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạtđộng chống phá của các thế lực thù địch. Thực hiện có hiệu quả đường lối đốingoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Chủ động đóng góp tích cực, cótrách nhiệm vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và các cơ chế, tổ chức, diễn đànquốc tế. 

2- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến vềĐề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”.Ban Chấp hành Trung ương nhận định, hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương3 khóa IX và các nghị quyết của Đảng về doanh nghiệp nhà nước, các ngành, cáccấp đã tổ chức quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nướcmột cách khá đồng bộ, sâu rộng, đạt được những kết quả quan trọng.

Doanh nghiệp nhà nước đã được sắpxếp lại một bước (từ 5.374 doanh nghiệp giảm xuống còn 1.060 doanh nghiệp 100%vốn nhà nước), tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt nhà nước cần nắmgiữ; đứng vững và có bước phát triển, góp phần vào thành tựu chung của đấtnước; chi phối được những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, góp phần để kinhtế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xãhội, nâng cao thế và lực của đất nước. 

Ban Chấp hành Trung ương cũng nghiêmtúc chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong thực hiện các chủ trương của Đảng vềsắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Quá trình cơ cấulại và đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm; tổ chức triển khaichưa tốt, chỉ đạo thiếu chặt chẽ; một số doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng cácquy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư, làm thất thoát tài sản nhà nướcnhưng chậm được phát hiện, xử lý. Vai trò công nhân tham gia cổ phần hóa trongcác doanh nghiệp nhà nước còn mờ nhạt; hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranhthấp, chưa tương xứng với nguồn lực được đầu tư, chưa làm tốt vai trò đầu tàu,mở đường, dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩyliên kết chuỗi giá trị gia tăng.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcvà quản lý chủ sở hữu nhà nước còn bất cập. Mô hình tổ chức đảng trong doanhnghiệp nhà nước nhìn chung chưa phù hợp với mô hình tổ chức, quản lý doanhnghiệp. Ban Chấp hành Trung ương đã phân tích, chỉ ra các nguyên nhân, nhất lànguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém. Đó là những sai sót, khuyếtđiểm trong công tác lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ quản trị các tập đoàn, tổng côngty; trong phân cấp cơ quan quản lý và công tác kiểm tra, giám sát hoạt độngdoanh nghiệp. 

Ban Chấp hành Trung ương cho rằng,cần tiếp tục sắp xếp, đổi mới mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, giữ vững vai trònòng cốt, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế,ổn định kinh tế vĩ mô. Phải khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp các doanhnghiệp 100% vốn nhà nước hiện có, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốtvà địa bàn quan trọng, bao gồm: công nghiệp quốc phòng, công nghiệp độc quyềntự nhiên, lĩnh vực cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu và một số ngànhcông nghiệp nền tảng, công nghệ có sức lan tỏa cao.

Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trảingoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có dưới50% vốn nhà nước vào năm 2015. Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lýdoanh nghiệp nhà nước; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tếthị trường và thực hiện nghiêm chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát, công khai,minh bạch. Kết thúc giai đoạn thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xétchuyển một số tập đoàn kinh tế nhà nước thành tổng công ty.

Đồng thời, với việc mở rộng quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, phải tăng cường vai trò và sự giámsát, kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là trong việc phê duyệtđiều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn,tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng caophẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặcbiệt là lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp. Nghiên cứu hình thành cơ quan nhànước thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệpnhà nước.

Trước mắt, tập trung soát xét, điềuchỉnh sự phân cấp, phân công, phối hợp trong việc thực hiện chức năng đại diệnchủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương đã ra Kết luận vềtiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 

3- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến vềtiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiếp tục khẳng định những kết quả quantrọng, chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót trong 10 năm triển khai thực hiện Nghịquyết Trung ương 7 khóa IX; nhấn mạnh, lưu ý các hạn chế, thiếu sót cần quantâm giải quyết. 

Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh,đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt;là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Quản lývà sử dụng đất đai là vấn đề rộng lớn, phức tạp, hệ trọng, liên quan đến việcgiữ vững thành quả cách mạng, ổn định chính trị, xã hội, đưa đất nước pháttriển bền vững.

Do vậy, trong thời gian tới, cầntiếp tục quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo và tích cực triển khai cácđịnh hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong Nghị quyết Trung ương7 khóa IX, Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI gắn với việc xem xét, đánhgiá những vấn đề mới trong lĩnh vực công tác này. Định hướng tiếp tục đổi mớivà hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai tập trung cho các vấn đề: quyhoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất; về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ,tái định cư; về đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận; về quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất; về phát triểnthị trường bất động sản; về chính sách tài chính về đất đai; về giáđất... 

Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghịquyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩymạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

4- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận về Đềán “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế” và Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Ban Chấp hành Trung ương nhận định:Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của cả xã hội,sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, nhà quản lý, nhà khoa học, sự nghiệp giáo dụcvà đào tạo, khoa học và công nghệ nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọngvề quy mô, chất lượng giáo dục các cấp; công tác quản lý; đội ngũ nhà giáo;công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; tiềm lực khoa học và côngnghệ; thị trường và các dịch vụ khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế v.v…

Bên cạnh đó, hai lĩnh vực này cònbộc lộ những hạn chế, thiếu sót và yếu kém. Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìnchung còn thấp, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu sửdụng nhân lực. Công tác quản lý còn nhiều bất cập. Hoạt động khoa học và côngnghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội.

Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộcán bộ khoa học và công nghệ còn nhiều thiếu sót, bất cập. Đầu tư xã hội chokhoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả chưa cao. Cơ chế quản lý hoạt độngkhoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; thị trường khoa học và công nghệphát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạovới nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý. 

Ban Chấp hành Trung ương khẳng định:Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân vàlà quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡngnhân tài. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo phải được ưu tiên và đi trước. Mụctiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất,năng lực con người Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.

Phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhậnthức và tư duy về giáo dục và đào tạo; về công tác quản lý giáo dục; về nộidung, phương pháp giáo dục; hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáodục; cơ chế, chính sách đầu tư tài chính. Phát triển và nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dânthành hệ thống giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập. Nâng cao chất lượng,hiệu quả nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông phục vụ đổi mới giáo dục.

Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệuquả hội nhập quốc tế về giáo dục. Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục vàđào tạo phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để pháttriển đất nước. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơchế hoạt động khoa học và công nghệ, coi đây là khâu đột phá. Xác định nhân lựckhoa học công nghệ là nhân tố quyết định đối với phát triển khoa học và côngnghệ. Ưu tiên nguồn lực quốc gia, tạo động lực để phát triển khoa học và côngnghệ. Chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, hiệu quả.

Về mục tiêu tổng quát, Ban Chấp hànhTrung ương xác định: Khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốtphát triển lực lượng sản xuất hiện đại, tạo chuyển biến về chất trong đóng gópcủa khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần đẩynhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức,đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020và là nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ 21. Về mục tiêu cụ thể: đến năm2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nướcdẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thếgiới; tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại. 

Để đạt mục tiêu trên, cần tiếp tụcđổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đốivới sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồngbộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; triển khaicác định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu; phát huy và tăng cườngtiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; phát triển thị trường khoa học và côngnghệ; hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. 

Ban Chấp hành Trung ương nhất tríthông qua Nghị quyết “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đối với Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Ban Chấphành Trung ương cho rằng đây là vấn đề lớn, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiếnkhác nhau, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc một cách thấu đáo,cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để ban hành nghị quyết vào một thời điểm thíchhợp. Trước mắt, cần tiếp tục quán triệt các quan điểm, chủ trương của Nghịquyết Trung ương 2 khóa VIII và các kết luận, quyết định của Bộ Chính trị, chỉđạo triển khai thực hiện thật tốt Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo từnay đến năm 2020 và Kết luận của Hội nghị lần này. 

5- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận Đề án“Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danhlãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếptheo”. Ban Chấp hành Trung ương khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sựthành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chếđộ. Công tác quy hoạch, chuẩn bị đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược,có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nội dung trọng yếu, bảo đảm cho công tác cánbộ đi vào nền nếp, chủ động.

Sau gần 10 năm triển khai thực hiệnNghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, công tác quy hoạch cán bộ đã đạtđược một số kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập,chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt, việc chưa xây dựng quy hoạch Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốtcủa Đảng, Nhà nước đã dẫn đến lúng túng về lựa chọn, phân công công tác đối vớinhân sự cấp cao. 

Ban Chấp hành Trung ương khẳng định: Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhằm chủđộng chuẩn bị nguồn cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược dồi dào để đào tạo, bồidưỡng, rèn luyện, thử thách, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, làm tiền đềquan trọng cho công tác nhân sự Đại hội Đảng toàn quốc, nhân sự cấp cao củaĐảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Nhân sự cấp cao nhất thiết phải cóđủ phẩm chất, năng lực, uy tín, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội, lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới. Chủ động phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trícán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có tài năng thể hiện qua thực tiễn; tăng tỷ lệ cánbộ trẻ, nữ, dân tộc ít người, cán bộ khoa học - công nghệ, văn hóa, nghệ thuật;cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức yêu nước. Ban Chấp hành Trungương phải có 3 độ tuổi để bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển; có cơcấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện. 

6- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận, choý kiến về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đềcấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. 

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quantrọng đặc biệt của việc kiểm điểm lần này, rút kinh nghiệm cách làm của cáckhóa trước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã triển khai chuẩn bị một cách công phu,nghiêm túc, chặt chẽ. Đã có 89 tập thể và 103 cá nhân gửi văn bản góp ý cho tậpthể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; 25 tập thể, 36/36 chi bộ nơi công tác, nơi cư trúvà 72 đồng chí góp ý cho cá nhân, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Nhiều ý kiến góp ý rất thẳng thắn,sâu sắc, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, xây dựng. Bộ Chính trị,Ban Bí thư đã lọc ra 30 vấn đề cần phải tiếp thu, giải trình kỹ và giao cho cáccơ quan hữu quan (Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy banKiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng)giúp Bộ Chính trị chuẩn bị báo cáo. 

Sau hơn 2 tháng chuẩn bị, từ ngày12-7-2012, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bắt đầu tiến hành kiểm điểm tự phê bìnhvà phê bình với một nhận thức và tâm thế bước vào một đợt sinh hoạt chính trịđặc biệt, vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng; vì sự vững mạnh và danh dự củatập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; và vì sự tiến bộ của từng thành viên Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉđạo tự phê bình và phê bình là phải giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thươngyêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợpcó khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùngtiến bộ. 

Thời gian tiến hành kiểm điểm tự phêbình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là 21 ngày (tập thể 4 ngày, cánhân 12 ngày, thảo luận làm rõ một số báo cáo và một số vấn đề có liên quan đếnkiểm điểm 5 ngày), theo đúng nguyên tắc và quy định của Đảng. Tập thể trước, cánhân sau. Trong kiểm điểm cá nhân thì đồng chí Tổng Bí thư kiểm điểm trước,tiếp đến các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chínhphủ, Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí BộChính trị, Ban Bí thư khác. Việc kiểm điểm được tách thành nhiều đợt để có thờigian cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bíthư chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên, đột xuất của Đảng, Nhànước. 

Nội dung kiểm điểm tập thể và cánhân bám sát vào các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 4. Một số vấnđề nổi cộm, bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm đều được đặt ra,phân tích, mổ xẻ khá sâu sắc. Nhìn chung, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị,Ban Bí thư đã thể hiện tinh thần tự giác và trách nhiệm cao trong tự phê bìnhvà phê bình. Tất cả các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều phát biểu góp ýcho tập thể và cá nhân. Một số đồng chí phát biểu nhiều lần, có ý kiến trao đi,đổi lại.

Những vấn đề có thể kết luận đượcthì Bộ Chính trị kết luận ngay (như về tái lập Ban Nội chính Trung ương, BanKinh tế Trung ương; đổi mới công tác giao ban báo chí; yêu cầu Ban Cán sự ĐảngChính phủ báo cáo về tình hình tái cơ cấu Vinashin, Vinalines). Những vấn đềcần phải xác minh, làm rõ thì giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợpvới một số cơ quan chức năng có liên quan xác minh, làm rõ. 

Về ưu điểm nổi bật: Bộ Chính trị,Ban Bí thư là tập thể lãnh đạo đoàn kết, vững vàng về chính trị, kiên định mụctiêu, lý tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốcgia. Nhìn chung, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn có ý thức giữ gìnđạo đức cách mạng, sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; hết lòng, hết sức tậntụy phấn đấu vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc.

Trước tình hình quốc tế và trongnước có những diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn tỏrõ bản lĩnh chính trị vững vàng, bám sát các quan điểm, đường lối nêu trongCương lĩnh, Chiến lược, Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng và tình hình thựctiễn, quyết định nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng suốt; lãnh đạotoàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiềuthành tựu to lớn và quan trọng. 

Về khuyết điểm chủ yếu: Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư chưa ngăn chặn, khắc phục được tình trạng một bộ phận không nhỏcán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kểcả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phainhạt về lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiềntài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyêntắc. 

Việc một số đồng chí Bộ Chính trị,Ban Bí thư (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn có biểu hiện chưagương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi vớilàm, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bảnthân các đồng chí đó, đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Bộ Chính trị, BanBí thư chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá đầy đủ, thực chất tình hình đểkịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực trong công tác cánbộ (như chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp…) và đề bạt con một số cán bộ lãnhđạo không dựa trên năng lực, trình độ và quá trình rèn luyện, gây dư luận bứcxúc. 

Trong công tác chuẩn bị nhân sự BanChấp hành Trung ương khóa XI, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa X có một số thiếusót, khuyết điểm như: không sử dụng đầy đủ các cơ quan chức năng của Đảng theođúng quy định; một số cuộc họp thảo luận việc này chưa thấu đáo, kỹlưỡng. 

Bộ Chính trị, Ban Bí thư có khuyếtđiểm lớn trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện các nghịquyết và kết luận của Trung ương về doanh nghiệp nhà nước. Chưa nhận thức đầyđủ, chưa nghiên cứu thấu đáo trong việc ban hành một số quyết định (về phân cấpquản lý cán bộ chủ chốt tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt;về mô hình tổ chức đảng trong một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước…) đã dẫnđến lúng túng, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp nhànước.

Việc quản lý lỏng lẻo của các cơquan nhà nước (khi bỏ Luật Doanh nghiệp nhà nước, bỏ chế độ bộ chủ quản và giaomạnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp); cùng với việc kéo dàithí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước, chậm tổng kết là một trong những nguyênnhân dẫn đến một số tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước (điển hìnhlà Vinashin, Vinalines) hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thấtlớn, với hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt và ảnh hưởng lớn đến uy tín và vaitrò kinh tế nhà nước. 

Trên thực tế, ngay trong quá trìnhchuẩn bị và tiến hành tự kiểm điểm, phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đãtạo được một số chuyển biến khá rõ, như: phát huy ngay các nhân tố tích cực,siết lại kỷ luật, kỷ cương, có tác dụng cảnh báo, răn đe, cảnh tỉnh và góp phầnngăn chặn các hành vi tiêu cực. Từ các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đếncán bộ, đảng viên bước đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh hành vi vàcác hoạt động của mình trong công tác và trong cuộc sống hàng ngày của giađình, vợ con và người thân. 

Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đãtự giác xem xét, nhìn lại mình để phát huy ưu điểm, tiếp thu ý kiến góp ý vàsửa chữa ngay một số khuyết điểm, góp phần đẩy mạnh thực hiện các chủ trương,nghị quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết Trung ương 4. Bộ Chính trị đã chỉđạo xây dựng quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm,bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầuhoặc phê chuẩn; Đề án quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bíthư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước (trình Hội nghị Trungương 6); ban hành một số văn bản: Hướng dẫn thực hiện việc chất vấn tại các kỳhọp Ban Chấp hành Trung ương, Kết luận về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luânchuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo; quyết địnhđiều chuyển, phân công công tác đối với một số đồng chí Ủy viên Trung ươngĐảng. 

Đã tăng cường lãnh đạo, quản lý báochí, chấn chỉnh việc truyền phát một số kênh truyền hình nước ngoài và tìnhtrạng quản lý lỏng lẻo các trang mạng, blog cá nhân, từng bước hạn chế tác độngtiêu cực của những thông tin sai trái, xuyên tạc trên Internet. Ban Bí thư banhành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộchủ chốt các cấp và Quy định bổ sung, sửa đổi về việc cung cấp thông tin chobáo chí sau các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; chỉ đạo sửa đổi ngay lềlối làm việc, cách đi công tác địa phương, cơ sở theo hướng thiết thực, cụ thể,tránh hình thức, nghi lễ rườm rà.

Đối với một số cán bộ, đảng viên,trong đó có cán bộ lãnh đạo cao cấp có hoạt động, bài viết hoặc phát biểu tráivới chủ trương, đường lối của Đảng, Ban Bí thư đã chỉ đạo các tổ chức Đảng phốihợp với các cơ quan có liên quan vận động, thuyết phục; phân công một số đồngchí Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, góp ý chân thành trêncơ sở nguyên tắc Đảng và tinh thần đồng chí. 

Đã tập trung chỉ đạo xử lý một sốvấn đề phức tạp, nổi cộm trong thực hiện chủ trương cơ cấu lại các tập đoànkinh tế nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tài chính. Chỉđạo việc điều tra, xử lý một số vụ án kinh tế nghiêm trọng, điển hình là việckhởi tố Nguyễn Đức Kiên và một số nguyên lãnh đạo Ngân hàng ACB (nguyên Chủtịch Hội đồng Quản trị Trần Xuân Giá, nguyên Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải…) về cáchoạt động phi pháp nhằm mục đích đầu cơ, thao túng thị trường tiền tệ; truy bắtDương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, được cán bộ, đảngviên và nhân dân đồng tình. Ngay trong quá trình kiểm điểm, Bộ Chính trị, BanBí thư đã bàn, cho ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề nổi cộm,gây bức xúc trong Đảng và nhân dân, như về tình hình thực hiện chủ trương táicơ cấu Vinashin và về vụ việc ở Vinalines. 

Qua việc kiểm điểm tự phê bình vàphê bình lần này, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư càng có điều kiện hiểubiết, học hỏi lẫn nhau để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đổimới lề lối làm việc, nghiêm khắc với mình hơn, giữ gìn đạo đức, lối sống. Quátrình kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có tác dụng nêu gương cho cấpdưới. Cách làm, kinh nghiệm chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm của Bộ Chính trị,Ban Bí thư đã có tác động lan tỏa, định hướng, góp phần quan trọng nâng caochất lượng, hiệu quả của việc chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm ở cấp tỉnh vàtương đương nói riêng, trong toàn Đảng nói chung, được dư luận đánh giátốt. 

Ngay sau khi kết thúc đợt đầu kiểmđiểm tập thể và cá nhân, ngày 13-8-2012, Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị cánbộ chủ chốt toàn quốc phổ biến kinh nghiệm, cách làm cho cán bộ cấp tỉnh, thànhvà tương đương. Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm điểm sâu hơn về một số nội dungđối với 56 tập thể và một số cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý; phân côngcác đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thành lập các nhóm công táccủa Trung ương đi dự, chỉ đạo kiểm điểm ở cấp tỉnh và tương đương. Vừa qua, cácnơi đã vận dụng cách làm, kinh nghiệm nói trên trong chuẩn bị và tiến hành kiểmđiểm ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình. 

Một số địa phương đã quyết địnhtriển khai thực hiện một số chủ trương mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương4, như chấn chỉnh ngay một số khuyết điểm, xử lý vi phạm trong công tác quản lýđất đai, quản lý đô thị, giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn; quyết định thựchiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do bầu cử trong cấp ủyĐảng và Hội đồng nhân dân; ra chỉ thị về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minhtrong việc cưới; tạm dừng các đoàn đi nước ngoài, giảm bớt các lễ hội tốnkém...

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn,thách thức cả trong nước, khu vực và thế giới, cùng với việc chỉ đạo thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo,chỉ đạo giải quyết công việc thường xuyên và đột xuất của Đảng, Nhà nước đạtđược một số kết quả quan trọng: Bước đầu kiềm chế được lạm phát, cơ bản ổn địnhkinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì mức tăng trưởng hợp lý; củng cốquốc phòng và an ninh, tăng cường các hoạt động đối ngoại, giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và môi trườnghòa bình để phát triển đất nước. Bước đầu thấy rõ hơn phương hướng, giải pháp,một số việc cần làm ngay và có quyết tâm sửa chữa, góp phần củng cố thêm niềmtin trong Đảng và nhân dân. 

Về phương hướng, giải pháp khắcphục, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung thực hiện ngay một số công việcsau: 

Từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị,Ban Bí thư, trước hết là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, camkết với Ban Chấp hành Trung ương: Luôn thực sự gương mẫu, thực sự đoàn kết,thống nhất, đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích cá nhân, hết lòng, hết sức vìĐảng, vì dân; giáo dục gia đình, vợ (chồng), con, người thân chấp hành chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn phẩmchất đạo đức, lối sống. Thực hành tự phê bình, phê bình thẳng thắn, thương yêuđồng chí, khắc phục ngay tình trạng nể nang, né tránh. Gương mẫu học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tăng cường giám sát, nhắc nhở nhau để sớmphát hiện, ngăn ngừa, xử lý những biểu hiện vi phạm Quy định 19 điều đảng viênkhông được làm. 

Sau khi chỉ đạo sơ kết ở cấp tỉnh,có hướng dẫn chỉ đạo việc tự phê bình và phê bình một cách chặt chẽ và nghiêmtúc ở cấp huyện và cơ sở, tránh khuynh hướng làm qua loa, chiếu lệ. Từ đó, đưaviệc sinh hoạt tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4trở thành công việc thường xuyên trong Đảng. Thực hiện nghiêm túc Quy chế chấtvấn trong Đảng, nhất là chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương. Khẩntrương xây dựng và hoàn thành các đề án theo đúng tiến độ đã đề ra trong Kếhoạch số 08-KH/TW, ngày 12-3-2012 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyếtTrung ương 4. 

Tập trung nghiên cứu, tiếp tục làmsáng tỏ một số vấn đề lý luận - thực tiễn của công cuộc đổi mới, công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáodục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhất là đối với thế hệ trẻ và trongnhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Lãnh đạo,chỉ đạo quản lý chặt chẽ đối với hoạt động báo chí, xuất bản. Chủ động xây dựngmạng xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta; xây dựng đội ngũ cán bộđấu tranh phản bác những luận điệu sai trái trên mạng, giúp nhân dân hiểu rõhơn về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. 

Xây dựng chế độ thường kỳ gặp gỡ cácđồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao. Chủ động gặp gỡ trao đổi, để vận động, thuyếtphục những người có quan điểm khác với quan điểm của Đảng, kể cả những cá nhâncó quan điểm sai trái. Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì tổ chức trao đổi,đối thoại về lý luận trong nội bộ Đảng. Kiên quyết phê phán và có hình thức xửlý nghiêm đối với những đảng viên nói trái, làm trái hoặc không thực hiện Cươnglĩnh, Điều lệ Đảng, truyền bá những quan điểm sai trái với đường lối củaĐảng. 

Tăng cường công tác kiểm tra, giámsát, xử lý cán bộ, đảng viên thực hiện Quy định về những điều đảng viên khôngđược làm và xử lý nghiêm khắc những đảng viên vi phạm. Đặc biệt coi trọng côngtác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ cán bộ, bảo vệĐảng. 

Tăng cường quản lý đảng viên, ngănchặn các thế lực thù địch thâm nhập, tác động chuyển hóa, lôi kéo. 

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo côngtác điều tra, kiểm tra, giám sát, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực hơn trongcông tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Sớm chấnchỉnh để hạn chế tối đa việc tổ chức các ngày kỷ niệm, lễ hội...; khắc phụcngay tình trạng phô trương, hình thức, lãng phí, tốn kém. Lãnh đạo, chỉ đạo tổchức thực hiện tốt các quyết định của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về tiếptục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và bổ sung, hoànthiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm quản lý chặt chẽ, khắcphục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp nhà nước.

Chấn chỉnh, khắc phục những yếu kémtrong công tác Đảng, công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Khẩn trương rà soát, đề xuấtsửa đổi một số quy định, quy chế để hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo củaĐảng đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thật sự chặt chẽ và cóhiệu quả; chỉ đạo thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát tài chính, quản trịdoanh nghiệp. 

Về việc xem xét trách nhiệm tập thểvà cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

Sau khi đánh giá toàn diện và toànbộ kết quả đợt kiểm điểm lần này, Bộ Chính trị đã báo cáo kết quả với Ban Chấphành Trung ương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc tự phê bình và thành thậtnhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương, trước toàn Đảng và toàn dân về tất cảnhững yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, về những suy thoái, hưhỏng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Mặc dùnhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khóa trước, thậm chí chủ yếu là từ cáckhóa trước dồn lại, nhưng với trách nhiệm của người đứng đầu hiện nay (tập thể,cá nhân), Bộ Chính trị và từng Ủy viên Bộ Chính trị đã nhận thức sâu sắc tráchnhiệm chính trị rất lớn trước những khuyết điểm và hạn chế đó.

Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng vàgóp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toànĐảng, Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trungương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối vớitập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trungương đánh giá cao việc tập thể Bộ Chính trị tự giác xin nhận kỷ luật; điều đóthể hiện tinh thần thẳng thắn, cầu thị, nghiêm túc, gương mẫu và quyết tâm caotrong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Saukhi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyếtđịnh không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị. 

Ban Chấp hành Trung ương hoannghênh, đánh giá cao sự nghiêm túc, gương mẫu với ý thức trách nhiệm cao của BộChính trị, Ban Bí thư trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình cũng như quyếttâm, nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; nhất trívới các báo cáo của Bộ Chính trị; thống nhất kết luận, đợt kiểm điểm tự phêbình, phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 4 khóa XI cơ bản đạt yêu cầu. 

Ban Chấp hành Trung ương cũng tựkiểm điểm và nhận thấy phần trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra và chưangăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua. Ban Chấp hànhTrung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng,toàn dân và cố gắng sẽ làm hết sức mình để từng bước khắc phục. Ban Chấp hànhTrung ương yêu cầu, lúc này, hơn lúc nào hết, chúng ta càng cần siết chặt độingũ, tăng cường đoàn kết, thống nhất, giữ vững niềm tin, lãnh đạo toàn Đảng, toàndân vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát huy những kết quả bước đầu quantrọng của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tạo được sự chuyển biến rõrệt, khắc phục được những hạn chế yếu kém, xây dựng Đảng ta ngày càng trongsạch, vững mạnh, thực sự là Đảng cách mạng chân chính, gắn bó máu thịt với nhândân. 

7- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét và quyết địnhthành lập Ban Kinh tế Trung ương theo đề nghị của Bộ Chính trị. Cũng tại hộinghị này, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương thực hiện chất vấn và trả lờichất vấn rất thẳng thắn, sôi nổi, trách nhiệm. 

8- Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàndân, toàn quân tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, tháchthức, tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XI, các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương vàKế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, 2013.

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/chinh-tri/thong-bao-hoi-nghi-lan-thu-6-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-18293.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/chinh-tri/thong-bao-hoi-nghi-lan-thu-6-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-18293.html

Nổi bật

    Mới nhất
    Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO