Chị ơi... Chỉ gọi được thế thôi. Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời...
- Chị ơi...
Chỉ gọi được thế thôi
Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấynghẹn lời
Không làm sao anh còn nói nổi:
Chị đặt hoa nhầm rồi
Mộ anh ấy ở bên tay trái
Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quêlại
Hoa viếng mộ bên này đã có chúngtôi!
- Chị hiểu ý em rồi
Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó,
Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ
Viếng mộ anh có chị đến đây rồi!
Trần Ninh Hồ
(Trích trong tập Mưa đền cây – NXB PhụNữ 1997).
Đã có nhiều bài thơ hay về đề tài thương binh, liệtsĩ của các thế hệ nhà thơ Việt Nam, song hiếm có tác phẩm nào vừa đạt đến độgiản dị, cô đọng, lại vừa có kết cấu độc đáo như bài thơ Viếng chồng củanhà thơ Trần Ninh Hồ.
Mở đầu bài thơ là sự “nghẹnlời” của anh chiến sĩ đưa đường, chỉ đủ bật lên tiếng gọi, ái ngại: “Chịơi!” và sau đó là khoảng trống ngôn từ. Lúc này, ở đây không cần đến nhữngngôn từ hoa mỹ, bởi nó không phù hợp, không thật với tình cảm của con người,khi lời thơ chỉ là tiếng nói thầm từ tận đáy lòng người chiến sĩ: “Chị đặthoa nhầm rồi/ Mộ anh ấy ở bên tay trái/ Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quêlại/ Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!. Anh chiến sĩ ái ngại đến mứcnghẹn lời “không làm sao anh còn nói nổi” trước một sự thật đau lòng:khi chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê xa đến viếng mộ chồng mà lại đặt nhầmlên mộ người khác.
Những khổ thơ đầu chỉ đảm nhiệm vai trò tạo tìnhhuống có vấn đề. Cái hay của bài thơ và cũng là cái tài của tác giả được thểhiện ở khổ thơ sau khi giải quyết vấn đề ấy một cách thật độc đáo và xúc động. “-Chịhiểu ý em rồi/ Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó/ Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ/Viếng mộ anh có chị đến đây rồi!”. Kết thúc bài thơ thật bất ngờ làm bừngsáng những câu chữ tưởng như chẳng thơ chút nào. Sự lấp lánh đầy chất thơ ấyxuất phát từ trái tim nhân hậu của người phụ nữ đến viếng mộ chồng và sâu xahơn nữa đó là tấm lòng của nhà thơ. Tác giả “đã giúp” người vợ liệt sĩ giảiquyết được tình huống tình cảm khó khăn khi “Cả cánh rừng chỉ có hai ngôimộ” mà trên tay chị “Chỉ có một vòng hoa”. Rõ ràng ở đây không có sựnhầm lẫn nào cả, mà đó là sự tự nguyện, tự ý thức của người phụ nữ. Một tiếng “Xin”nhỏ nhẹ cũng đã thể hiện tấm lòng nhân ái của chị. Cụm từ “Cả cánh rừng” gợira sự rộng lớn, mênh mông của không gian, còn “chỉ có” nói về số ít, gợilên sự ít ỏi, lẻ loi. Đặt hai cụm từ ấy trong cùng một dòng thơ, tác giả đã gợisự trống vắng, trơ trọi của thân phận người nằm dưới mộ. Chính vì vậy, ngườiđến viếng càng không được phép quên nấm mộ nào!
Viếng chồng thực sự là một vòng hoa đẹp được kếttừ tấm lòng nhân ái của nhà thơ, không cần màu mè, hoa mỹ nhưng lại có sức layđộng và cuốn hút mãnh liệt đến tâm hồn người đọc.
Trần VănLợi