Thêm một quốc gia bị Ủy ban châu Âu áp "thẻ vàng"về khai thác thủy sản trái phép

Hương Giang| 28/05/2024 13:51

Quyết định áp thẻ vàng IUU với Senegal được đưa ra sau nhiều năm EC nhận thấy những thiếu sót và thiếu hợp tác của Senegal trong lĩnh vực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.

(Nguồn: industrialmarinepower)
(Nguồn: industrialmarinepower)
(Nguồn: industrialmarinepower)
(Nguồn: industrialmarinepower)

Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra "thẻ vàng" cho Senegal hôm 27/5 và kêu gọi quốc gia này cần tăng cường hành động chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Quyết định này được đưa ra sau nhiều năm nhận thấy những thiếu sót và thiếu hợp tác của Senegal trong lĩnh vực chống khai thác IUU.

Cơ sở cho quyết định của EC là những thiếu sót nghiêm trọng được phát hiện trong những năm gần đây trong hệ thống của Senegal nhằm tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của nước này với tư cách là quốc gia đăng ký, quốc gia cảng biển, quốc gia ven biển hoặc quốc gia thị trường.

Những thiếu sót được xác định trong hệ thống giám sát, kiểm soát của Senegal liên quan đến các tàu cá mang quốc tịch Senegal hoạt động ngoài vùng đặc quyền của đất nước, cũng như việc kiểm soát các tàu đánh cá nước ngoài tại cảng Dakar.

Ngoài ra, tình trạng xuất khẩu bất hợp pháp từ Senegal sang thị trường EU đã được phát hiện, điều này làm suy yếu tính tin cậy của hệ thống truy xuất nguồn gốc, nền tảng để chứng nhận tính hợp pháp của các sản phẩm thủy sản.

Cuối cùng, cho đến nay, Senegal vẫn chưa thể hiện đủ thiện chí hợp tác với EC trong việc chống khai thác IUU. EC áp dụng chính sách “không khoan nhượng” đối với khai thác IUU.

Đây là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với việc khai thác bền vững các nguồn lợi thủy sản sống, gây nguy hiểm đến nền tảng của các nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy quản trị đại dương tốt hơn, cũng như Chính sách Thủy sản chung của EU.

Khai thác IUU cũng là mối nguy lớn đối với môi trường biển, tính bền vững của trữ lượng cá và đa dạng sinh học biển.

Cuộc chiến chống khai thác IUU là một khía cạnh quan trọng của Hiệp định Xanh châu Âu, chiến lược đa dạng sinh học của EU nhằm bảo vệ môi trường biển và Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và tài nguyên biển.

EU là nhà nhập khẩu sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Giá trị toàn cầu của khai thác IUU ước tính từ 10 tỷ euro đến 20 tỷ euro mỗi năm. Khoảng 11 đến 26 triệu tấn cá bị đánh bắt bất hợp pháp mỗi năm, tương ứng với ít nhất 15% sản lượng đánh bắt của thế giới.

Kể từ tháng 11/2012, EC đã tham gia vào các cuộc đối thoại chính thức với 27 quốc gia, nhắc nhở họ về sự cần thiết phải thực hiện các hành động hiệu quả để chống khai thác IUU.

Trong hầu hết các trường hợp, những quốc gia này đã đạt được tiến bộ đáng kể, cho phép EC kết thúc giai đoạn đối thoại chính thức và gỡ "thẻ vàng"./.

Theo www.vietnamplus.vn
https://www.vietnamplus.vn/them-mot-quoc-gia-bi-uy-ban-chau-au-ap-the-vangve-khai-thac-thuy-san-trai-phep-post955847.vnp
Copy Link
https://www.vietnamplus.vn/them-mot-quoc-gia-bi-uy-ban-chau-au-ap-the-vangve-khai-thac-thuy-san-trai-phep-post955847.vnp
    Nổi bật
        Mới nhất
        Thêm một quốc gia bị Ủy ban châu Âu áp "thẻ vàng"về khai thác thủy sản trái phép
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO