Hiến pháp là một vănkiện pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước. Ðợtsửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thực hiện với 9 nội dung cơ bản như: Phát huydân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân; phát huysức mạnh đại đoàn kết dân tộc; tiếp tục khẳng định và làm rõ bản chất, vị trívai trò của Ðảng; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; bảovệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN…
Theo kế hoạch, bắt đầutừ ngày 18/1 đến 15/3, các cấp, ngành trong tỉnh sẽ triển khai và tổ chức việclấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong toàn dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm1992. Triển khai kế hoạch và hướng dẫn của Trung ương, tỉnh ta đã thành lập BanChỉ đạo, tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch đến các đối tượng là cán bộ chủchốt cấp tỉnh, huyện; các cấp, các ngành cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợinhất để nhân dân thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
Theo Ban Chỉ đạo củatỉnh, để hoàn thành tốt công tác này trước hết toàn tỉnh phải thực hiện thậthiệu quả công tác tuyên truyền. Theo đó, công tác tuyên truyền cần tập trungvào các nội dung quan trọng, phải thực chất, đúng, đủ để nhân dân hiểu và tintưởng vào đường lối cách mạng của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thểhiện trong việc xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Việc tổ chức lấy ýkiến phải bám sát đường lối, quan điểm chỉ đạo của Ðảng và Nhà nước, tránhthông tin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, thiếu trung thực. Các cấp ủyphải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo về việc lấy ý kiến đóng góp; báo chí phải địnhhướng trong dư luận, phản ánh khách quan, toàn diện kịp thời ý kiến của nhândân.
Theo đồng chí HoàngVăn Vân, Phó TrưởngBan Tuyên giáo Tỉnhủy,thành viên Ban Chỉ đạo thì công táctư tưởng phải đóng vai trò tiên phong để thống nhất ý chí, hành động trong toànÐảng, toàn quân và toàn dân về đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý quan trọng này.Vì thế, ngoài việc đăng tải nguyên vẹn, đầy đủ nội dung Dự thảo sửa đổi Hiếnpháp, các cơ quan tuyên truyền phải vận dụng linh hoạt mọi hình thức như: tuyêntruyền bằng miệng, trực quan sinh động, trên các phương tiện thông tin đạichúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lấy ý kiến nhân dân lần này. Công táctuyên truyền phải đi sâu, đi sát để nhân dân hiểu được việc đóng góp vào Dựthảo sửa đổi Hiến pháp là quyền lợi của mỗi công dân Việt Nam trong và ngoàinước, thể hiện Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ðối với các cấp ủy, tổ chứcđảng, các tổ chức đoàn thể cần đưa nội dung, kế hoạch góp ý vào chương trình,xem đây là đợt sinh hoạt quan trọng của tổ chức mình. Ngoài ra, các cơ quanchức năng và toàn dân cũng cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc chủđộng đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc sai lệch của các thế lực thùđịch hòng lợi dụng thời điểm này để phản động chống lại lợi ích của đất nước,của nhân dân.
Bên cạnh công táctuyên truyền, việc tạo mọi điều kiện để nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảosửa đổi Hiến pháp còn cần sự vào cuộc đồng bộ, nhịp nhàng của các cơ quan, đơnvị được giao trách nhiệm tiếp thu ý kiến. Ý kiến của người dân sẽ được tiếp thubằng nhiều hình thức như: gửi qua hộp thư điện tử; đóng góp ý kiến trực tiếp từcác hội nghị triển khai lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức hoặc gửi thư quađường bưu điện…Ðược biết, Bộ Thôngtinvà Truyền thông cũng đã có văn bản đề nghị hệ thống bưu điện trên toàn quốc sẽkhông thu cước phí đối với trường hợp người dân gửi ý kiến đóng góp vào Dự thảosửa đổi Hiến pháp qua hình thức thư tín, tức là không phải dán tem.
Sau hội nghị triểnkhai kế hoạch, sắp tới, HÐND tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp chuyên đề về việc lấy ýkiến đóng góp. Các cơ quan, tổ chức từ tỉnh xuống cơ sở triển khai hội nghị lấyý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân trong đơn vị mình.Ngoài ra, người dân có thể đóng góp ý kiến bằng văn bản qua các cơ quan, tổchức, tổ giúp việc, cơ quan thông tin đại chúng địa phương…Mọi ý kiến sẽ đượcBan Chỉ đạo tiếp thu, tổng hợp và gửi các cơ quan Trung ương chậm nhất là ngày15/3/2013.
|
Đức Diệu