Tấm lòng tình nghĩa với người khuyết tật

25/03/2011 09:10

Là một cán bộ từng công tác lâu năm ở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cũ, năm 2001, sau khi nghỉ hưu, ông Phan Chí Dũng đã quyết định chọn một “con đường” đi riêng của mình...

ADQuảng cáo

Từ cái “duyên nghề nghiệp”

Là một cán bộ từng công tác lâu năm ở SởLao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cũ, năm 2001, sau khi nghỉ hưu,ông Phan Chí Dũng đã quyết định chọn một “con đường” đi riêng của mình. Ông đãthành lập Công ty TNHH Ánh Ban Mai nhằm đào tạo nghề cho người khuyết tật. Năm2005, ông Dũng đã huy động vốn trong gia đình và đứng ra thành lập Cơ sở dạynghề Ánh Ban Mai tại thị xã Gia Nghĩa. Từ đó đến nay, nhiều gia đình gửi gắmcon em khuyết tật đến đây học nghề và đã có việc làm ổn định. Nói về cái duyênđến với Đắk Nông, ông tâm sự: “Những năm tháng làm việc tại Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, đi đây đi đó nhiều, tôi gặp gỡ rất nhiều mảnh đời bấthạnh. Họ là con em của những người từng tham gia chiến đấu tại các chiến trườngbị nhiễm chất độc da cam hay chẳng may bị khuyết tật bẩm sinh… rất éo le vàthương tâm. Trong số thanh thiếu niên này, nhiều cháu vẫn còn khả năng lao độngnhưng lại không biết được mình nên làm công việc gì để nuôi sống bản thân nênphải lệ thuộc vào gia đình… Trăn trở trước nguyện vọng của các cháu và cộng vớitình yêu nghề, tôi nghĩ mình vẫn còn sức lực, và cần phải làm việc gì đó có íchđể giúp các cháu bị khuyết tật với tâm nguyện “thắp sáng niềm tin””. Hai nămsau, cơ sở đã được chuyển đổi thành Hợp tác xã 18-4 Đắk Nông do ông Dũng làmChủ nhiệm. Đó cũng là câu chuyện ban đầu để hôm nay cái tên Hợp tác xã 18-4(HTX) gắn với nhiều mảnh đời đã được sưởi ấm. Từ khi thành lập đến nay, HTX đãdạy các nghề như kỹ thuật in lụa, bện chổi đót, móc len, thêu, mộc, vi tính cho99 học viên và họ đều tìm được việc làm để tự nuôi bản thân, trong đó 5 ngườiđã mở được cơ sở riêng.


Đồng chí Trần Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tặngbức tranh về Gia Nghĩa cho ông Dũng.

Để xây dựng uy tín và đảm bảo tạo việclàm cho thanh thiếu niên khuyết tật, trong thời gian qua, ông vừa điều hành HTXdạy nghề cho các cháu, đồng thời phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề cho đồngbào dân tộc thiểu số ở các thôn, buôn, bon và tập trung phát triển sản xuất,kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo ông Dũng thì HTX đã phát triểnđi lên một phần rất lớn nhờ vào nghề in lụa và quảng cáo. Nhiều người dân, tổchức, doanh nghiệp đã biết đến HTX và đến đây đặt in ấn tài liệu, thiệp, danhthiếp, làm bảng hiệu quảng cáo... Đây chính là sự ủng hộ thiết thực nhất đốivới HTX nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các cháu học tập và làm việc.Hàng năm doanh thu và lợi nhuận của HTX tăng lên. Năm 2010, tổng doanh thu củađơn vị đã đạt trên 3 tỷ đồng, nâng mức thu nhập bình quân hàng tháng của ngườilao động lên 1,5 triệu đồng/người. Ông vận động xã viên phát huy tinh thần“thương người như thể thương thân” và đã thống nhất hàng năm không chia lãi màsung vào quỹ phát triển sản xuất HTX.

ADQuảng cáo

Giờ làm việc của các cháu khuyết tật

Mong muốn “vẹn tình” với ngườikhuyết tật

Hiện nay tuy đã giao việc lại cho cô congái là Phan Thị Thu Hương làm Chủ nhiệm còn mình đảm nhận chức Phó Chủ nhiệmnhưng ông Dũng vẫn luôn sát cánh cùng người khuyết tật. Ngoài việc tham mưutrong định hướng phát triển HTX, hàng ngày, ông còn tự nguyện nhận phần việclàm “ông nuôi”. Ông chăm chút từng bữa cơm cho các cháu yên tâm học tập, làmviệc và giáo dục để trở thành người có ích. Sự chăm chút đó đã được đền đáp,“ông nuôi” được các cháu ở đây quý như người thân và gọi bằng “ông” rất thânmật. Hiện có 10 cháu ăn học ở đây cho nên một ngày của ông cũng rất bận rộnnhưng bù lại ông thấy mình hạnh phúc vì luôn nhận được tình cảm quý mến của cáccháu. Tuy đã làm được nhiều việc nhưng ông Dũng vẫn mong muốn mình sẽ tiếp tụcđóng góp công sức để xây dựng HTX khang trang hơn chứ không phải thuê mướn trụsở chật chội như bây giờ. Và, một thuận lợi là hiện UBND tỉnh đã bố trí cho HTXkhu đất có diện tích 1,7 ha tại phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa. Ông chobiết: “Dự kiến trong 5 năm tới, HTX sẽ mở rộng và xây dựng Trung tâm dạy nghềvà hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật và phấn đấu trở thành trung tâm khu vựcTây Nguyên trong việc chăm sóc người khuyết tật và người nhiễm chất độc da camvới qui mô khoảng 500 người. Ngoài ra, hàng nămHTX nhận dạy nghề cho lao động nông thôn từ 100-200 người. Hạng mục kêugọi đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới trung tâm và nuôi dưỡngnội trú những người nhiễm chất độc da cam gồm hệ thống các khu lớp học, kí túcxá, y tế chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, nhà lưu niệm, thư viện, thể dụcthể thao, sân chơi, bể bơi, nhà xưởng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm… Hiện tỉnhta có khoảng 3.000 người khuyết tật và rất cần sự quan tâm, chia sẻ chung taygiúp đỡ của toàn xã hội. Về phía HTX, sẽ luôn phấn đấu tổ chức xây dựng cuộcsống lành mạnh cho những người có số phận kém may mắn bị tật nguyền, nhiễm chấtđộc da cam, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng là niềm hạnh phúc của chúngtôi!”.

Hiện ôngDũng là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Người khuyết tật Việt Nam và thờigian qua vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Huy chương kháng chiến hạng nhì,Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam và tỉnhtặng nhiều bằng khen. Với những đóng góp đối với HTX và là người đầu tiên khởixướng, mở cơ sở đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết tật củatỉnh, trong đó có con em của các thương bệnh binh bị nhiễm chất độc da cam,người dân tộc thiểu số, năm 2009, ông đã vinh dự được nhận “Biểu tượng vàng”nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh.

Bài, ảnh:Thanh Nga

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tấm lòng tình nghĩa với người khuyết tật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO