Công nghệ thông tin

Tải về mẫu bảng chấm công theo tháng đầy đủ nhất

Hùng Cường 27/03/2024 10:19

Bảng chấm công theo tháng ghi lại toàn bộ thời gian làm việc trong một tháng của nhân viên, nghỉ phép, nghỉ lễ hay vắng mặt đều được được chấm công theo quy định, giúp doanh nghiệp tính công cho người lao động dễ dàng hơn. Tải mẫu bảng chấm công theo tháng trong bài viết dưới đây.

1. Bảng chấm công là gì?

Bảng chấm công là loại văn bản dùng để theo dõi ngày công thực tế mà nhân viên đã làm việc/ nghỉ việc/ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng. Bảng chấm công được sử dụng để làm căn cứ tính trả lương cho nhân viên, người lao động được đầy đủ và chính xác nhất.

Mỗi bộ phận, phòng ban, tổ, nhóm đều phải lập bảng chấm công hàng tháng. Sau đó chuyển lưu tại phòng kế toán, sử dụng cùng các loại giấy tờ liên quan khác áp dụng tính lương trả cho nhân viên. Bảng chấm công thường được làm trên máy tính bằng file Excel.

2. Tại sao doanh nghiệp phải có bảng chấm công?

Bên cạnh ứng dụng làm căn cứ tính lương hàng tháng cho người lao động đảm bảo sự công bằng và minh bạch, đầy đủ và chính xác nhất thì bảng chấm công còn giúp công ty có sự tổng hợp để đánh giá tần suất đi làm của nhân viên. Xét xem nhân viên nào chăm chỉ nhất và làm căn cứ khen thưởng nhân viên xuất sắc cuối năm.

3. Các phương pháp chấm công phổ biến

Tùy theo quy định của công ty, tính chất công việc mà nhân viên đang đảm nhận sẽ áp dụng phương pháp chấm công tương ứng phù hợp:

- Chấm công theo ngày: Mỗi nhân viên – người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ thực hiện chấm công mỗi trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày – người phụ trách chấm công sau đó sẽ dùng 1 ký hiệu (đã được quy ước) để chấm công ngày đó tương ứng cho nhân viên.

- Chấm công theo giờ: Trường hợp người lao động làm việc theo giờ thì áp dụng chấm công theo giờ – làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo ký hiệu quy định rồi ghi số giờ công thực bên cạnh ký hiệu tương ứng

- Chấm công nghỉ bù: Tức là người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm – khi đó, họ được chấm nghỉ bù và vẫn tính trả lương thời gian.

4. Cách điền vào bảng chấm công

Tương ứng với mỗi cột trong mẫu bảng chấm công, người phụ trách chấm công thực hiện điền như sau:

- Cột TT: ghi số thứ tự của từng nhân viên

- Cột Mã NV: ghi rõ mã số của từng nhân viên

- Cột Họ tên: ghi đầy đủ họ, tên từng nhân viên

- Cột Vị trí: ghi rõ vị trí làm việc của nhân viên đó

- Cột 1-31: ghi các ngày trong tháng chấm công, từ ngày 1 đến ngày cuối cùng của tháng đó

- Cột Tổng cộng: ghi tổng số công thực của từng nhân viên trong tháng

Tương ứng với mỗi ô và thực tế ngày công của nhân viên thì người phụ trách chấm công sẽ dùng 1 ký hiệu quy định để hiển thị công:

- Đi làm đủ ca ghi “1” – nghỉ ốm ghi “Ô” – nghỉ thai sản ghi “TS” – nghỉ lễ ghi “NL”…

- Trường hợp trong ngày làm, nhân viên làm 2 việc có thời gian khác nhau. Thì tiến hành chấm công theo ký hiệu của công việc làm nhiều thời gian nhất.

- Trường hợp trong ngày làm, nhân viên làm 2 việc có thời gian bằng nhau. Thì tiến hành chấm công theo ký hiệu của công việc thực hiện trước

Hàng ngày, người được phân công phụ trách chấm công sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận để chấm công cho từng nhân viên. Ghi vào ngày tương ứng trong các cột theo đúng ký hiệu quy định.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận tiến hành ký vào bảng chấm công. Sau đó chuyển cho bộ phận kế toán (kèm các loại giấy tờ liên quan) kiểm tra, đối chiếu để quy ra công tính lương cho người lao động.

Mời bạn đọc tải về mẫu bảng chấm công theo tháng TẠI ĐÂY.

bang-cham-cong-theo-thang(1).png
Bảng chấm công nhân viên theo tháng
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Tải về mẫu bảng chấm công theo tháng đầy đủ nhất
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO