Tại sao ngày Thất Tịch lại có mưa?

Trung Kiên| 08/08/2024 11:05

Theo văn hóa các nước Đông Á, Thất Tịch 7/7 Âm lịch là ngày trời mưa ngâu. Tại sao ngày Thất Tịnh lại có mưa? Nếu trời không mưa thì sao, có ý nghĩa gì?

1. Tại sao ngày Thất Tịch lại có mưa?

Ngày lễ Thất tịch bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu man mác buồn của Ngưu Lang và Chức Nữ.Tương truyền từ ngàn xưa, có chàng Ngưu Lang hiền lành, chăm chỉ trong một lần đi chăn trâu đã vô tình gặp nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, mang nét dịu hiền, đằm thắm. Chức Nữ là con gái Thiên Hậu xinh đẹp. Hai người đem lòng yêu nhau và có với nhau đứa con kháu khỉnh.

Vào một ngày nọ Chức Nữ phải trở về trời theo lệnh của Thiên Hậu, nàng đành phải rời bỏ chồng và con. Ngưu Lang và các con ở hạ giới ngày ngày nhớ thương nàng nên đã cùng nhau đi tìm Chức Nữ. Nhưng tới sông Thiên Hà, phận là phàm nhân nên họ không thể vượt qua.

Ngưu Lang và hai con quyết không trở về, ngày ngày ngồi đợi bên dòng sông, mong ngày đoàn tụ. Họ biến thành một ngôi sao nhỏ và một ngôi sao lớn chờ đợi tin tức của Chức Nữ.

Thiên Hậu cảm động tấm lòng của Ngưu Lang dành cho Chức nữ nên đã cho phép hai người được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Họ đoàn tụ trên cầu Ô Thước được đàn quạ trời tạo ra.

Mặc dù đã được gặp nhau nhưng mỗi năm họ cũng chỉ được đoàn tụ một lần và thời gian bên nhau không dài. Mỗi lần gặp nhau, Chức Nữ mang lòng nhớ thương cùng biết bao tâm sự chất chưa trong lòng. Nàng khóc, nước mắt hóa thành cơn mưa tháng bảy ray rứt. Vì thế, hằng năm đến ngày Thất tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch, trời luôn đổ cơn mưa.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch

Nhưng từ góc độ khoa học, có một lý giải khác cho hiện tượng này. Mùa hè là thời điểm mà không khí ẩm ướt do mưa monsoon tăng cường, tạo điều kiện cho những cơn mưa bất chợt. Đặc biệt, vào khoảng thời gian Thất Tịch, các yếu tố khí tượng như nhiệt độ cao và độ ẩm lớn kết hợp với nhau, tạo nên điều kiện thuận lợi cho mưa xuất hiện.

Ngày nay, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mức độ và thời gian xuất hiện của những cơn mưa này, khiến chúng không còn diễn ra đúng ngày Thất Tịch như quy luật hàng năm như trước đây.

2. Trời ngày Thất Tịch không mưa thì sao?

Thực tế ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm đều có những cơn mưa lất phất và cũng từ truyền thuyết trên mà dân gian quan niệm ngày Thất Tịch (7/7) hằng năm sẽ mưa. Lúc này cũng là lúc Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là truyền thuyết lý giải cho việc ngày thất tịch thường mưa. Cũng có khi ngày này không mưa, cũng là lẽ rất thường tình.

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng.

Lễ Thất Tịch và sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

3. Những hoạt động trong ngày lễ Thất Tịch

Vào ngày lễ Thất Tịch, mọi người thường thực hiện rất nhiều hoạt động, xem như để nhớ đến chuyện tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Ăn chè đậu đỏ cầu duyên

Vào ngày này, các bạn trẻ thường ăn chè đậu đỏ để cầu tình duyên. Màu đỏ của đậu mang ý nghĩa may mắn, người ăn sẽ mau chóng tìm được ý trung nhân của đời mình.

Ăn chè đậu đỏ cầu duyên

Đi chùa cầu điềm lành

Dân gian quan niệm rằng, vào ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, đi chùa sẽ mang đến điềm lành cho gia đình, giúp mọi người hòa thuận, hạnh phúc.

Đi chùa cầu điềm lành

Thả đèn lồng

Hoạt động thả đèn lồng cùng người mình thương cũng được các bạn trẻ yêu thích. Những chiếc đèn lồng đại diện cho những ước mong của các đôi trai gái cho một tổ ấm lâu dài.

Thả đèn lồng

Tặng quà cho người mà mình yêu thương

Ngày Thất tịch, mọi người cũng sẽ dành những phần quà cho người thân để thể hiện tình yêu thương của mình với người đó.

Tặng quà cho người mà mình yêu thương
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Tại sao ngày Thất Tịch lại có mưa?
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO