Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Ðộng lực để xây dựng nông thôn mới

01/08/2013 09:20

Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Đề án 899)...

ADQuảng cáo

Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng caogiá trị gia tăng và phát triển bền vững (Đề án 899). Việc tái cơ cấu, bên cạnhmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề đẩy mạnh thực hiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới (NTM) cũng được xem là một trong những mục tiêu chính.



Nhiềungười dân xã Tâm Thắng (Chư Jút) có việc làm, thu nhập ổn định tại Công ty cổphần chế biến gỗ xuất khẩu Hưng Thịnh (Khu công nghiệp Tâm Thắng)


Theo đó, nội dung củađề án đã chính thức công bố những mục tiêu, quan điểm và giải pháp cụ thể choviệc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong giai đoạn tới. Quá trìnhtái cơ cấu được thực hiện theo hướng chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng,lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuấtbằng giá trị và lợi nhuận.

Hướng tới lợi ích của nông dân

Mục tiêu của đề ánkhẳng định, phát triển nông nghiệp bền vững là hướng tới thực hiện phúc lợi xãhội cho nông dân và người tiêu dùng. Theo đó, giải pháp tăng thu nhập cho ngườisản xuất nông nghiệp sẽ nhằm vào mục tiêu tạo điều kiện cho tất cả các thànhphần kinh tế, đặc biệt là nhóm người nghèo và cận nghèo ở nông thôn, người dânở vùng sâu, vùng xa, không thuận lợi về điều kiện đất đai, sinh thái, nhóm dântộc thiểu số và phụ nữ tham gia vào quá trình tăng trưởng nông nghiệp; đa dạnghóa sinh kế cho dân nông thôn, giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực và anninh dinh dưỡng.

Cụ thể, mục tiêu trướcmắt và lâu dài, các bộ, ngành Trung ương và địa phương là thực hiện các giảipháp nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân nông thôn, góp phầngiảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5lần so với năm 2008, số xã đạt tiêu chí NTM 20% vào năm 2015 và 50% vào năm2020.

Về chủ thể của quátrình tái cơ cấu, Nhà nước vẫn giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi chohoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triểnvà chuyển giao khoa học công nghệ; phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụsản xuất và đời sống; cung cấp thông tin, dịch vụ. Theo đó, nông dân và doanhnghiệp giữ vai trò trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ vàthiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng tài nguyên hiệuquả hơn...

Về định hướng chung,việc tái cơ cấu sẽ tập trung khai thác và tận dụng tốt nhất lợi thế của nềnnông nghiệp nhiệt đới; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớntheo hình thức trang trại, gia trại, khu công nghiệp công nghệ cao... Đi đôivới việc chú trọng phát triển các mặt hàng nông sản có thế mạnh cạnh tranh trênthế giới như cà phê, cao su, lúa gạo, hạt điều, thủy sản, rau quả, đồ gỗ... thìđề án sẽ tăng cường kết nối giữa sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản vàtiêu thụ sản phẩm.

ADQuảng cáo


Ngườidân xã Chư K'nia (ChưJút) làm đường giao thông nông thôn


Đẩy mạnh chương trình xây dựng NTM

Đề án cũng tập trungưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, kết nối các làng xã đến thị trấn,trung tâm tỉnh, thành phố. Trên cơ sở chương trình xây dựng NTM, đề án cũngvạch ra chiến lược phát triển các khu đô thị nhỏ, các cụm dân cư với cách thứctổ chức cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.

Tại Đắk Nông, việcthực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn đã đạt được những kết quảthiết thực. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng NTM thì Ðắk Nông là 1 trong 10 tỉnh đầu tiên của cả nước đãhoàn thành công tác lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, toàn tỉnh đãcó 61/61 xã đã phê duyệt quy hoạch chung về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên,do tính đặc thù của tỉnh mền núi quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn,vướng mắc, nhất là về các tiêu chí về thiết chế văn hóa, môi trường, giao thôngnông thôn, y tế, giáo dục…

Do đó, để đẩy mạnh việcthực hiện Chương trình xây dựng NTM, Đề án 899 cũng đã định hướng cho các địaphương tăng cường chính sách hỗ trợ, đầu tư tập trung và đồng bộ cơ sở vậtchất, thiết bị dạy nghề, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộquản lý dạy nghề... theo các nghề trọng điểm đã được quy hoạch đối với cáctrường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắnvới chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao các kỹ thuật và quy trình sản xuấtmới cho các hộ nông dân, nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho laođộng nông thôn, đào tạo nghề cho các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên canh,tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn; khôi phục niềm tin của người dânvào chất lượng các dịch vụ y tế tuyến cơ sở bằng các kết quả thiết thực; bảotồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, chuyển đổi các làng nghềcó điều kiện thành các điểm du lịch, kết nối các tuyến du lịch trong vùng vàgiữa các vùng lân cận…

Ngoài ra, các địaphương cũng cần có phương án khắc phục, xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễmmôi trường từ rác thải, chất thải do hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ở khu vựcnông thôn gây ra. Qua đó, hoạt động này sẽ làm thay đổi đời sống sinh hoạt,nâng cao các giá trị vật chất, tinh thần của người dân, góp phần tăng cường đảmbảo an ninh trật tự và hệ thống chính trị-xã hội tại địa phương.

Bài, ảnh:Kim Ngân

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Ðộng lực để xây dựng nông thôn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO