Sử thi của người Ba Na ở tỉnh Gia Lai

H’Mai (th)| 24/11/2022 10:25

Sử thi Ba Na (còn gọi là Hơmon) phản ánh lịch sử, xã hội, tri thức bản địa, tâm tư, nguyện vọng… của cộng đồng người Ba Na; là bức tranh toàn cảnh về quá khứ, trong đó lý giải những hiện tượng tự nhiên và xã hội như: sự hình thành trời đất và con người, tái hiện những cuộc chiến tranh, mô tả lại những phong tục tập quán của tộc người. Sử thi Ba Na gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại của buôn làng Tây Nguyên nói chung, người Ba Na nói riêng như Diông, Dư, Dăm Noi…

ADQuảng cáo

Sử thi Ba Na thường được chia thành nhiều đoạn, hợp lại thành một sử thi hoàn chỉnh, nhưng cũng có thể tách rời, giữ vị trí tương đối độc lập. Sự hình thành và thực hành sử thi trải qua một quá trình lâu dài, trong đó hoạt động sáng tạo của người hát kể sử thi đóng vai trò quan trọng. Họ là người am hiểu sâu sắc về cộng đồng, văn hóa của dân tộc và có trí nhớ tuyệt vời để hát kể những câu chuyện sử thi kéo dài nhiều đêm. Nội dung cơ bản xuyên suốt trong mỗi tác phẩm bao gồm ba sự kiện của người anh hùng: lấy vợ, lao động và đánh giặc (nhiệm vụ trung tâm). Sử thi được thể hiện bằng hình thức hát kể, người diễn xướng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành, lưu truyền, và truyền dạy sử thi. Bên cạnh đó, phải kể đến người thưởng thức, bối cảnh diễn xướng trong không gian gắn liền với văn hóa của cộng đồng như trong nhà rông, trên rẫy, sau các lễ thức gia đình như cưới hỏi, lễ bỏ mả, nghi lễ cộng đồng,... Mỗi người hát kể lại thêm thắt, sáng tạo theo tư duy và khả năng riêng của mình tạo nên một dị bản, dựa vào những mẫu hình ngôn từ và chủ đề truyền thống chính của cốt truyện.

Sử thi của người Ba Na thường được hát kể vào ban đêm, nghệ nhân có thể hát nằm hoặc hát ngồi

ADQuảng cáo

Nghệ nhân ưu tú Pơnh ở làng Bia Bre, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai thuộc nhiều sử thi của người Ba Na

   H’Mai (th)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sử thi của người Ba Na ở tỉnh Gia Lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO