Dòng chảy thông tin

Sông Đồng Nai - mạch nguồn kết nối lịch sử, kinh tế - xã hội

Y Sơn 04/05/2023 16:53

Sông Đồng Nai có tổng chiều dài 586 km, bắt nguồn từ sông Đạ Dâng (Lâm Đồng) chảy qua địa bàn các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và đổ ra biển Đông ở huyện Cần Giờ (T.P Hồ Chí Minh). Tại Đắk Nông, sông Đồng Nai đi qua địa bàn các huyện Đắk Glong, Đắk R’lấp và thành phố Gia Nghĩa.

ADQuảng cáo

Lưu vực sông Đồng Nai là một vùng rộng lớn, giàu tiềm năng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh  của vùng phía Nam Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ. 

Dọc bờ sông Đồng Nai là nơi sinh sống của hàng nghìn hộ đồng bào Mạ, M’nông, S’Tiêng với nhiều nét văn hóa độc đáo. Con sông cũng là nguồn cung cấp nhiều nguồn lợi thủy sản, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Theo tiếng Mạ, sông Đồng Nai được người dân gọi là “Đạ Dơng”, nghĩa là con sông lớn. 

dsc_3640(1).jpg
Cựu chiến binh thuộc "Đoàn công tác quân sự đặc biệt" - Đoàn 559 gặp mặt, ôn lại hành trình mở đường tại Vàm suối Đắk R'tih, sông Đồng Nai, thôn Cây Xoài, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa)

Già làng K’Brê, bon B’Srê A chia sẻ: “Từ xa xưa, không biết khi nào ông bà đã sinh sống bên dòng Đồng Nai, con sông là nguồn mạch sống nuôi dưỡng bon làng. Từ nhỏ, ông và người dân đã theo chân ông bà, bố mẹ xuống sông Đồng Nai đánh bắt cá, tôm. Sông còn cung cấp nước tưới, bảo vệ rừng và nuôi dưỡng nhiều chiến sĩ cách mạng dân tộc thiểu số trong chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Con sông là "nguồn sống" và che chở cho bon làng đồng bào Mạ của tôi phát triển đến hôm nay”. 

Già làng K’Brê, bon B’Srê A chia sẻ: “Từ xa xưa, không biết khi nào ông bà đã sinh sống bên dòng Đồng Nai, con sông là nguồn mạch sống nuôi dưỡng bon làng. Từ nhỏ, ông và người dân đã theo chân ông bà, bố mẹ xuống sông Đồng Nai đánh bắt cá, tôm. Sông còn cung cấp nước tưới, bảo vệ rừng và nuôi dưỡng nhiều chiến sĩ cách mạng dân tộc thiểu số trong chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Con sông là "nguồn sống" và che chở cho bon làng đồng bào Mạ của tôi phát triển đến hôm nay”. 

img-7839(1).jpg
Một đoạn sông Đồng Nai, đoạn qua bon B'Dơng, xã Quảng Khê (Đắk Glong)

Được xác định là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai còn có tiềm năng đất đai phong phú, có khả năng phát triển nhiều loại cây công nghiệp, nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả... Lưu vực sông có thể hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Dòng sông còn có vai trò điều tiết, giữ hàng nghìn hec ta rừng. Trên dòng chính của sông Đồng Nai có các công trình thủy điện, thủy lợi như Thủy điện Trị An, Thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4… có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

img-2871(2).jpg
Sông Đồng Nai có vai trò quan trọng trong việc giữ rừng, hệ sinh thái của vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sông Đồng Nai là diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong đó, thực hiện chủ trương chi viện cho miền Nam của Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng (khóa II) quyết định tổ chức tuyến giao liên, vận tải quân sự Trường Sơn. Khoảng 16 giờ ngày 30/10/1960, một nhánh của B4 đã bắt liên lạc với đoàn C200 tại Vàm suối Đắk R'tíh, sông Đồng Nai (nay là thôn Cây Xoài, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông). Cánh thứ hai của B4 bắt liên lạc với bộ phận vũ trang tỉnh Phước Long - Đông Nam Bộ tại đường số 14 khu vực ngã ba Đắk Song, nay là Quốc lộ 14, thuộc thôn 8, xã Nam Bình, huyện Đắk Song. 

Với sự giúp sức của bà con người Mạ, Xtiêng, M’nông, trên con đường hành lang đã tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm cho bộ đội kháng chiến. Cũng từ đây lực lượng trung kiên nòng cốt trong các buôn làng trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Từ đó, đường hành lang chiến lược Bắc-Nam thông suốt từ miền Bắc vào Trung ương Cục miền Nam, góp phần đưa cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là một phần của lịch sử quan trọng diễn ra trên dòng sông huyền thoại này. 

Tại Di tích lịch sử thôn Cây Xoài “Địa điểm bắt liên lạc khai thông đường hành lang chiến lược Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông đã đặt Bia ghi danh sách các cán bộ, chiến, sĩ đã tham gia chiến đấu, hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Đường hành lang chiến lược Bắc-Nam. Đây là nơi tưởng nhớ đến các đồng chí, đồng đội đã chiến đấu và hi sinh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hành lang chiến lược Bắc - Nam; đồng thời, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức chính trị cho thế hệ trẻ, tri ân công lao to lớn của các bậc cha anh.

Theo Sông Đồng Nai
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sông Đồng Nai - mạch nguồn kết nối lịch sử, kinh tế - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO