Thực hiện quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đầu năm 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên, hướng chiến lược chủ yếu là Nam Tây Nguyên, tạo bước ngoặt quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên thuộc thôn Phú Sơn, xã Ea Pô (Cư Jút)
Năm 1975 khu vực rừng gần buôn Ea Pô (buôn gốc của người Ê đê), nay thuộc thôn Phú Sơn, xã Ea Pô đã được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chọn làm Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên.
“
Ðây là địa điểm có rừng tự nhiên rộng lớn, gần sông Sêrêpôk, gần Buôn Ma Thuột,... có nhiều yếu tố thuận lợi để tiến công, mở đầu trận đánh Buôn Ma Thuột, tiến tới giải phóng Tây Nguyên.
Theo già làng Y Nuăn Niê Kđăm ở buôn K’nha, xã Đắk Wil (Cư Jút), người từng tham gia lực lượng tự vệ địa phương
Ông Y Nuăn Niê Kdăm ôn lại tinh thần đấu tranh quật cường của quân và dân trong Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên năm 1975 tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên
Sau khi đã hoàn thành việc “bày binh bố trận”, sáng 10/3/1975, quân ta nổ súng tiến công, đánh đòn "điểm huyệt" Buôn Ma Thuột. Bằng cuộc tiến công hiệp đồng binh chủng của các đơn vị, ta nhanh chóng tiêu diệt Sở chỉ huy Sư đoàn 23 và Sở chỉ huy tiểu khu Đắk Lắk của Ngụy quân Sài Gòn, chiếm tất cả các vị trí trong thị xã Buôn Ma Thuột, tiêu diệt và bắt làm tù binh toàn bộ quân địch.
Sáng 10/3/1975, quân ta nổ súng tiến công, đánh đòn "điểm huyệt" Buôn Ma Thuột
Sau gần 40 năm hòa bình, các dấu tích thuộc Sở Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên tại thôn Phú Sơn đã biến mất. Hiện tại, khu vực này được đồng bào dân tộc Tày, Thái, Dao trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, xây dựng nơi ở mới. Vừa qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với chính quyền xã Ea Pô và huyện Cư Jút về việc xác định vị trí Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên, để hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh.
“
Việc xác định địa điểm Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phục dấu tích, điểm tham quan, là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức chính trị cho thế hệ trẻ, tri ân công lao to lớn của các bậc cha ông đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Bên cạnh đó, Ea Pô là địa phương hội đủ các yếu tố về địa chất, địa mạo, văn hóa và đa dạng sinh học phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với công viên địa chất. Cụ thể, xã Ea Pô là địa bàn phân bố các hóa thạch Cúc đá (ammonit) rộng hàng ngàn héc ta ở các thôn Nam Tiến, Nhà Đèn, Suối Tre. Ea Pô còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc mà đa phần là dân tộc Thái (746 hộ với 3.149 nhân khẩu) để gắn kết xây dựng mô hình du lịch cộng đồng.
Các nhân chứng lịch sử góp phần quan trọng trong việc phục hồi các dấu tích liên quan đến địa điểm Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên
Các cấp, các ngành phối hợp xác định vị trí Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên
Diện tích trên 1 ha đất thuộc gia đình ông Hoàng Văn Nhã ở thôn Phú Sơn, xã Ea Pô (Cư Jút) sẽ được quy hoạch, phục dựng dấu tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên.
Đồng bào dân tộc Thái xã Ea Pô giữ gìn văn hóa truyền thống
Xã Ea Pô (Cư Jút) có đông đồng bào thiểu số phía Bắc vào sinh sống, lập nghiệp như Thái, Tày, Nùng, Dao… Tháng 4/2021, xã Ea Pô được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020. Việc xác định vị trí Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên, để hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử, phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế tại địa phương.
Bưởi được trồng tại xã Ea Pô
Hiện tại, khu vực này được đồng bào dân tộc Tày, Thái, Dao trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, xây dựng nơi ở mới.
Một góc nông thôn mới xã Ea Pô hôm nay
Ea Pô là địa phương hội đủ các yếu tố về địa chất, địa mạo, văn hóa và đa dạng sinh học phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với công viên địa chất.
Hóa thạch cục đá ở xã Ea Pô
Xã Ea Pô là địa bàn phân bố các hóa thạch Cúc đá (ammonit) rộng hàng ngàn héc ta ở các thôn Nam Tiến, Nhà Đèn, Suối Tre.
Ea Pô còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc.
Đồng bào Thái giữ gìn văn hóa truyền thống
Nổi bật là dân tộc Thái với 746 hộ với 3.149 nhân khẩu, được gắn kết xây dựng mô hình du lịch cộng đồng.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.