Thời gian qua, việc trồng ngô lai trên diện tích đất lúanước vụ đông xuân đã được nông dân các địa phương triển khai rộng rãi, nhưngvẫn chưa phá được thế “độc canh”. Do đó, trong một vài năm trở lại đây, câykhoai lang bắt đầu có “chỗ đứng” trên các đồng đất ngập nước đầu vụ và bước đầumang lại hiệu quả cao cho người dân.
Nông dân bon Bu Nơr, xãQuảng Tâm (Tuy Đức) trồng khoai lang. Ảnh: Ngọc Tâm |
Theo Sở Nôngnghiệp-PTNT thì vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh trồng khoảng 910 ha khoai lang,tập trung ở các huyện như Tuy Ðức, Ðắk R’lấp, Ðắk Song, Ðắk Glong, Krông Nô… Cóthể nói, việc đa dạng hóa cây trồng vụ đông xuân là một giải pháp hết sức quantrọng và có ý nghĩa thiết thực đối với bà con nông dân trong tỉnh. Bởi vì saukhi chuyển đổi sang trồng khoai lang đã giúp nông dân giảm được chi phí đầu tưcho lúa vụ đông xuân, nhờ hạn chế được các khoản kinh phí về đầu tư thuốc bảovệ thực vật cũng như rủi ro mất mùa do thiếu hụt nước vào cuối vụ. Mặt khác,hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất cũng tăng lên rõ rệt.
Tại huyện Krông Nô,rút kinh nghiệm từ các mô hình các năm trước đây, vụ đông xuân năm nay, bà connông dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích khoai lang ở hầuhết các diện tích đất được cho là phù hợp.
Theo Phòng Nôngnghiệp-PTNT huyện thì vụ này, nông dân địa phương sẽ trồng khoảng trên 120 hakhoai lang. Trong đó, ngoài diện tích đất ven ao hồ, khe suối thì người dân cònchuyển đổi những diện tích đất ruộng khan hiếm nước vào cuối vụ sang trồngkhoai lang.
Ông Trần Văn Thành ởthôn Nam Xuân, xã Nâm N’đir cho biết: “Do điều kiện đất ruộng, thời tiết diễnbiến bất thường nên hiệu quả kinh tế cây lúa nước mang lại không cao. Năm 2011,tôi đã đưa khoai lang Nhật Bản vào trồng thử trên 5 sào đất ruộng cho năng suấtthấp. Kết quả thu được hết sức khả quan nên vụ này, tôi đã chuyển đổi trên toànbộ 1 ha đất ruộng hai vụ của mình sang trồng khoai lang và đậu đỗ các loại. Với1 ha đất trồng lúa hai vụ, lợi nhuận tối đa khoảng 60 triệu đồng/năm, trong khitrồng khoai lang Nhật Bản vụ đông xuân gia đình cũng thu được trên 120 triệuđồng”.
Còn ông Nguyễn VănHưng ở thôn Thuận Hòa, xã Thuận Hà (Ðắk Song) thì việc chuyển đổi đất lúa nướcvụ đông xuân sang trồng khoai lang đã mang lại cho gia đình ông những kết quảnhất định. Ông Hưng cho biết: “Cây khoai có đặc điểm là “ưa ruộng lạ” nên saukhi gieo cấy lúa vụ hè thu xong, đợi nước rút, tôi cải tạo đất trở lại để trồngkhoai lang. Theo đó, cùng với việc xử lý đất, diệt trừ nấm bệnh hại, tôi còn bổsung thêm vi chất cho đất bằng các chế phẩm sinh học sẽ hạn chế được tình trạngđất bị thoái hóa và giữ ổn định cho các loại cây trồng trong các mùa vụ. Nhờvậy, năng suất lúa, khoai lang của gia đình luôn đạt khá cao”.
Ngườidân xã Nâm N'đir (Krông Nô) thu hoạch khoai lang vụ đông xuân 2011-2012 |
Tương tự, tại huyệnTuy Ðức, theo bà con nông dân thì mặc dù đất ruộng ở đây đã được quan tâm đầutư, quy hoạch về thủy lợi, áp dụng các giống lúa năng suất cao, chịu hạn khátốt, nhưng mỗi vụ chỉ thu hoạch từ 4-5 tấn thóc/ha. Trong khi đó, nếu đượctrồng khoai lang thì sẽ thuận lợi hơn nhiều, một phần bà con không phải đầu tưmáy móc bơm tưới cho cây do khoai lang được trồng dưới ruộng, việc lấy nước dễdàng hơn. Mặc khác, năng suất khoai lang cũng đạt khá cao. Thông thường, mỗihéc ta khoai lang cho thu hoạch từ 13 – 15 tấn, giá khoai lang loại 1 thườngdao động từ 6.000 – 15.000 đồng/kg. Nhờ được giá như vậy nên nhiều hộ đã khôngngần ngại cải tạo đồng ruộng để trồng khoai lang.
Qua tìm hiểu thì đểđảm bảo đầu ra cho sản phẩm khoai lang của nông dân, ngay từ đầu vụ, các doanhnghiệp, các cơ sở thu mua sản phẩm đã ký được hợp đồng với bà con mua bao tiêutrọn gói với giá tối thiểu là 6.000 đồng/kg và cho nông dân vay vốn mua giống,phân bón đến khi thu hoạch sẽ hoàn trả. Trong đó, ước tính tại các địa phươngcó diện tích khoai lang lớn như Tuy Ðức, Ðắk Glong, Krông Nô, đã có trên 10điểm thu mua, sẵn sàng tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân. Việc đưa cây khoailang vào trồng trên diện tích đất lúa vụ đông xuân không chỉ góp phần cải thiệnthu nhập cho người dân mà góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu câytrồng, hạn chế mất mùa do khan hiếm nước tưới, giải quyết lao động trong nhữngtháng mùa khô tại các địa phương.
Bài, ảnh:Văn Tâm