Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao ở Gia Nghĩa: Đã thu hút nhiều người dân tham gia

19/07/2010 15:05

Cùng với quá trình đô thị hóa, trong những năm qua, thị xã Gia Nghĩa cũng đang dần hình thành một thị trường tiêu thụ, trung chuyển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị ra các tỉnh lân cận.

ADQuảng cáo

Cùng với quá trình đô thị hóa, trong những năm qua, thị xãGia Nghĩa cũng đang dần hình thành một thị trường tiêu thụ, trung chuyển các sảnphẩm nông nghiệp có giá trị ra các tỉnh lân cận. Trước cơ hội đó, chính quyền,người dân thị xã đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệpgiá trị cao, phục vụ cho nhu cầu đô thị. Bằng cách kết hợp đầu tư vốn, kỹ thuậtvới việc chọn cây, con thích hợp, bước đầu địa phương đã đạt được một số kết quảnhất định. Không những năng suất, sản lượng nhiều loại cây, con tăng mà giá trịthu nhập trên một đơn vị diện tích cũng được nâng lên gấp nhiều lần so với trướcđây.



Nhờ đầu tư chăm sóc tốt, vườn chanhdây của ông Trương Văn Viện ở thôn 6, xã Đắk Nia thu được trên12 triệuđồng mỗi tuần

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Gia đình ông Trương Văn Viện ở thôn 6, xãĐắk Nia có trên 1,5 ha đất nông nghiệp, trước đây thường trồng các loại cây ngắnngày như sắn, ngô nên hiệu quả kinh tế rất kém. Năm 2009, ông đã mua giốngchanh dây về trồng trên toàn bộ diện tích và đến nay đã giúp cho gia đình có “củaăn, của để”. Được biết, hiện tại trên địa bàn thị xã có trên 200 ha chanh dây,nhiều gia đình đầu tư với diện tích 10-25 ha như các hộ Lê Văn Phú, Trần Thị Mến(Đắk Nia); Lâm Quang Thanh, Trần Văn Tuấn (Đắk R’moan)… Nguồn thu nhập từ chanhdây của các hộ này lên đến cả tỷ đồng. Tương tự, nhiều hộ dân trên địa bàn phườngNghĩa Phú, Nghĩa Thành, xã Đắk R’moan còn trồng rau an toàn, trồng hoa… mang lạithu nhập gấp nhiều lần so với cây trồng truyền thống. Còn gia đình ông Nông VănHiệp ở tổ dân phố 8, phường Nghĩa Phú thì mở hướng làm ăn kinh tế với mô hìnhnuôi động vật hoang dã để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn và du khách từ nơikhác đến tham quan, công tác. Ban đầu, ông đầu tư trên 70 triệu đồng để mua heorừng giống về nuôi nhân đàn. Sau 3 năm nuôi, từ vài con ban đầu, nay đã có 12con sinh sản. Theo ông Hiệp thì nguồn heo rừng thương phẩm tại trang trại củagia đình ông đã sẵn sàng cung cấp theo nhu cầu khách hàng trên địa bàn thị xãvà các tỉnh lân cận.

Từ những mô hình trên, đã và đang hìnhthành một xu hướng sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững trên địa bàn thị xã.Bà Lê Thị Thơm, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư thị xã cho biết: “Trongmột vài năm trở lại đây, các mô hình sản xuất có giá trị thu nhập từ 50-100 triệuđồng ở thị xã Gia Nghĩa đã xuất hiện rất nhiều. Đó là một nỗ lực rất đáng khíchlệ của các cấp, ngành địa phương trong việc hướng dẫn, chuyển giao công nghệ kỹthuật cho nông dân. Điển hình như việc đưa nông dân, cán bộ đi tìm hiểu, học tậpnhững mô hình sản xuất tiêu biểu ở các địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡngtương đồng cũng như việc tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn... Vớicách triển khai từ nông hộ đến các đoàn thể, cơ quan chuyên môn và chính quyềncùng vào cuộc, đến nay, đã có nhiều xã, phường xây dựng được vùng chuyên canhcây trồng bền vững. Ngoài nội lực của người dân và các cấp chính quyền, thị xãcũng đã nỗ lực tạo điều kiện để doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến đầu tư vàocác khâu chế biến sau thu hoạch nhằm tăng giá trị lợi nhuận trong sản xuất nôngnghiệp.

Có thể nói, việc thị xã Gia Nghĩa chọn hướng phát triển nông nghiệp đôthị đạt giá trị kinh tế cao là điều kiện thuận lợi để nông dân có cơ hội hội nhậpsâu hơn vào thị trường nông sản hàng hóa khu vực. Tuy nhiên, qua thực tế, thịxã cần sớm quy hoạch, phân vùng sản xuất cụ thể để hình thành chuỗi sản xuất, gắnvới chế biến khép kín, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa của địa phương.

Bài, ảnh: Văn Tâm

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao ở Gia Nghĩa: Đã thu hút nhiều người dân tham gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO