Nhận thức được tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước (ĐNN), ngày 2-2-1971, tại TP Ramsar (Iran), Công ước về các vùng ĐNN (gọi tắt là Công ước Ramsar) đã ra đời...
Nhận thức được tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước (ĐNN), ngày2-2-1971, tại TP Ramsar (Iran), Công ước về các vùng ĐNN (gọi tắt là Công ướcRamsar) đã ra đời. Để kỷ niệm ngày trọng đại này, các quốc gia thành viên đãchọn ngày 2-2 hàng năm là Ngày ĐNN thế giới. Đến năm 1989, Việt Nam chính thứclà thành viên thứ 50 tham gia Công ước Ramsar và là quốc gia đầu tiên trong khuvực Đông Nam Á tham gia Công ước này. Để hưởng ứng năm Quốc tế về Rừng và kỷniệm 40 năm ngày Công ước Ramsar ra đời, chủ đề Ngày đất ngập nước Thế giới năm2011 là: “Rừng cho chúng ta nước và đất ngập nước”.
Rừng cho chúng ta nước
Rừng đóng vai trò quan trọng đối với môi trường, đảmbảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người. Ngoài tác dụng giữ không khítrong lành, phòng chống gió hại, bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng chức năng củađất..., rừng còn có tác dụng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn. Ởvùng có rừng, lượng mưa được tăng lên so với nơi trống trải. Ở vùng nhiệt đới,hơi nước gặp rừng dễ đọng thành sương. Khi rơi xuống, một phần nước bị giữ lạitrên tán rừng, từ đó bốc hơi, có thể đến 15 - 20%, làm tăng độ ẩm không khí.Ngược lại so với khu đất trống, thì lượng bốc hơi trên bề mặt rừng lại ít hơn,bằng khoảng 1/3, thường chỉ chiếm từ 5 - 10% lượng mưa nhận được.
Do tác dụng điều tiết trên, người ta chú ý nhấn mạnhđến một hiện tượng mang tính quy luật phổ biến: có rừng thì tắt lũ, sinh suối,và mất rừng thì tắt suối, sinh lũ.
Một góc rừng phòng hộ NamCát Tiên. Ảnh: N.H |
Lũ là những dòng nước mưa ồ ạt từ trên cao chảy xuốngvới một khối lượng lớn, sức tàn phá mạnh. Càng dồn xuống, đất càng bị bào mòn,độ dốc càng tăng, sức lũ càng thêm ồ ạt. Chính lũ là nguyên nhân dẫn đến xóimòn, gây ra lụt lội. Càng nhiều lũ càng bị ngập lụt bất ngờ, càng dễ bị trôimất đất. Người ta nhận thấy càng mất rừng, nạn lũ lụt càng tăng mãnh liệt vàkhông thể phòng ngừa lũ lụt tận gốc nếu không dựa ngay vào vai trò ngăn đón củarừng, tạo thành hệ thống đê xanh bền vững. Có đủ rừng che thì dòng lũ bị dậptắt ngay từ đầu, đất không bị xói mòn, nước sông không đột ngột tràn bờ, nạnlụt lội được hạn chế đến mức thấp nhất.
Nhưng tiếc rằng, ngày nay, con người đã không bảo vệđược rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên phục hồi ngày càng bị cạnkiệt, nhiều nơi không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nướcmưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, tạo ngập lụt cho vùngđồng bằng gây thiệt hại tài sản, tính mạng người dân...
Đất ngập nước có rừng
Cuộc sống của con người từ xưa đến nay đều gắn liềnvới các vùng đất ngập nước (ĐNN), bởi nó mang lại cho con người nguồn tàinguyên vô cùng to lớn, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế, xãhội. Nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, cân bằngsinh thái, duy trì đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường, điều tiết khíhậu góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu... Như chúng ta đã biết, các vùngrừng ngập nước cung cấp cá, thực phẩm thủy sinh, cả động vật và thực vật thủysinh phục vụ cho con người trên thế giới, cung cấp nơi sống đa dạng cho nhiềuloại động thực vật, đóng góp to lớn vào sự đa dạng sinh học trên toàn cầu. ĐNNcó rừng còn là kho lưu trữ cácbon có tầm quan trọng đặc biệt.
Tuy nhiên, các vùng ĐNN đang ngày càng bị suy thoáinghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh các tác động do quá trìnhtự nhiên gây ra như: xói lở, hạn hán, cháy rừng, mặn hóa..., con người còn vìnhững lợi ích trước mắt đã khai thác tối đa các vùng ĐNN như: phát triển thủyđiện, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải, chất thải, phá hủy rạnsan hô, chặt phá rừng ngập nước... làm suy thoái nghiêm trọng nguồn tài nguyênĐNN mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Chính vì thế, chủ đề “Rừng cho chúng ta nước và ĐNN”nhằm nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của những loại rừng ngập nước này. Từđó, con người ý thức được việc làm của mình, cùng chung tay bảo tồn và phục hồicác vùng rừng ngập nước để chống lại sự biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống củachúng ta.
P.V