Rừng phòng hộ cảnh quan, Quốc lộ 14, đoạn qua xã Nâm N’Jang và Trường Xuân (Ðắk Song) có tổng diện tích hơn 300 ha, với cây trồng chủ yếu là thông, hiện đang do Chi cục Kiểm lâm tỉnh quản lý, bảo vệ...
Rừng phòng hộ cảnh quan,Quốc lộ 14, đoạn qua xã Nâm N’Jang và Trường Xuân (Ðắk Song) có tổng diện tíchhơn 300 ha, với cây trồng chủ yếu là thông, hiện đang do Chi cục Kiểm lâm tỉnhquản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, tình trạng người dân “bức tử” cây thông để lấnchiếm đất, dựng nhà trái phép đang diễn ra khá phức tạp.
Mặc dù thời gian qua,đơn vị quản lý đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cắm mốc, công bốquy hoạch và vận động người dân tự giác tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc, trả lạicảnh quan rừng, nhưng tình trạng lấn chiếm vẫn không hề giảm. Trong đợt thốngkê, thực hiện giải tỏa nhà xây dựng trái phép cách đây hơn 2 năm, khu vực rừngphòng hộ, cảnh quan chỉ có khoảng 30 hộ vi phạm thì đến nay, huyện Ðắk Song xácđịnh là có đến 84 hộ. Nếu không có biện pháp hữu hiệu, kịp thời thì nguy cơ khurừng cảnh quan ở cửa ngõ đô thị Gia Nghĩa bị biến mất là điều khó tránh khỏi.
Tại buổi làm việc củađoàn công tác tỉnh tại huyện Ðắk Song mới đây, vấn đề này cũng đã được cácngành, chính quyền địa phương thảo luận, giải trình để đưa ra biện pháp xử lý,quản lý. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp-PTNT thì hiện Sở đang phối hợp với huyệnÐắk Song để lập phương án và tổ chức cưỡng chế những hộ dân lấn chiếm khu vựcrừng phòng hộ cảnh quan. Cụ thể, các đơn vị đã thống nhất thực hiện 2 đợt cưỡngchế (đợt đầu cưỡng chế 35 hộ và đợt 2 là 49 hộ).
Trước khi thực hiệnphương án cưỡng chế, huyện Ðắk Song cũng đã thành lập các tổ vận động của huyệnvà của các xã Trường Xuân, Nâm N’Jang để tuyên truyền, vận động người dân tựtháo dỡ. Ðiều đáng nói, để xảy ra tình trạng lấn chiếm nói trên, trách nhiệmthuộc về ai đang là vấn đề mà nhiều ý kiến cho rằng cần phải làm rõ. Bởi vì,nếu sau cưỡng chế, các đơn vị liên quan tiếp tục buông lỏng công tác quản lýthì tình trạng tái lấn chiếm sẽ xảy ra như trước đây. Như thế, không nhữngkhông giải quyết được tình hình mà sẽ phức tạp thêm bởi người dân sẽ “lờn mặt”.
Kết luận về vấn đềnày, đồng chí Lê Diễn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, trướcmắt Sở Nông nghiệp-PTNT cần phối hợp chặt chẽ với địa phương, tăng cường côngtác vận động, tuyên truyền và thực hiện cưỡng chế đối với những trường hợpkhông tự ý tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc xây dựng trái phép trong phạm vi quyhoạch. Sau khi giải phóng mặt bằng, đơn vị quản lý cũng cần làm tốt công táctrồng rừng, quản lý chặt chẽ diện tích rừng để hạn chế thấp nhất tình trạng phárừng, tái lấn chiếm đất. Sắp tới, tỉnh cũng sẽ thành lập đoàn kiểm tra để làmrõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc để xảy ra tình trạng mấtrừng, lấn chiếm đất rừng ở khu vực này trong thời gian qua.
Ð.D