Quy định mới về trình độ chuyên môn Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản từ 1/1/2024

31/12/2023 08:36

Thông tư 27/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế quy định Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản phải có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh) từ trung cấp trở lên (quy định cũ từ sơ cấp trở lên).

Bộ Y tế ban hành Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản.

Trong đó, về tiêu chuẩn đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản:

 1- Trình độ chuyên môn, đào tạo, Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây: 

  • Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
  • Đối với Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 04 của Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu sáu (06) tháng.
  • Đổi với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.

+ Hoàn thành chương trình (được cấp chứng chỉ) theo nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; 

+ Có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh) từ trung cấp trở lên.

2- Tự nguyện tham gia làm Nhân viên y tế thôn, bản hoặc Cô đỡ thôn, bản.

3- Có đủ sức khỏe để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Chức năng của Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản

  Nhân viên y tế thôn, bản hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản. 

Cô đỡ thôn, bản hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.  

Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản có những nhiệm vụ gì?

Nhân viên y tế thôn, bản có nhiệm vụ tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động y tế tại thôn, bản; tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại thôn, bản.

  Trong đó, đối với người dân tại thôn, bản, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, thực hiện sơ cứu ban đầu khi cấp cứu và tai nạn; tham gia chuyển tuyến với các trường hợp cấp cứu.

Xử trí ban đầu, chăm sóc một số triệu chứng và bệnh thông thường tại cộng đồng và chuyển đến cơ sở y tế khi cần: ho, sốt, ngạt mũi, đau đầu, đau bụng, viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ, cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt phát ban, viêm da dị ứng, dị ứng nổi mề đay, sởi, quai bị, chân-tay-miệng, và một số bệnh thông thường khác nếu có theo đặc điểm của từng địa phương.

Hướng dẫn, tư vấn một số biện pháp chăm sóc sức khỏe; phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng;...

  Cô đỡ thôn, bản tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và các hoạt động y tế tại thôn, bản.

Bên cạnh đó, tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại thôn, bản, trong đó đối với người dân tại thôn, bản, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, thực hiện sơ cứu ban đầu khi cấp cứu và tai nạn; tham gia chuyển tuyến với các trường hợp cấp cứu.

Đối với bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản, phát hiện thai nghén sớm, khám thai; lập phiếu theo dõi thai sản, tư vấn, vận động các phụ nữ mang thai đi khám thai ít nhất 4 lần/thai kỳ và đến đẻ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp thai có nguy cơ cao, xử trí ban đầu và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời.

  Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và thai nhi trong chuyển dạ, xử trí ban đầu, thông báo trạm y tế xã hỗ trợ, huy động người nhà/người dân tại cộng đồng chuyển bà mẹ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời.

 Xử trí ban đầu các tai biến trong trường hợp đẻ rơi không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ và hỗ trợ chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời; đỡ đẻ thường ngôi chỏm cho phụ nữ có thai khi chuyển dạ không thể đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; hướng dẫn gia đình xử lý chất thải y tế phù hợp với điều kiện thực tế của thôn, bản.

  Khám và xử trí, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà sau đẻ; hướng dẫn, tư vấn vệ sinh phụ nữ, các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn bổ sung hợp lý cho trẻ; cấp phát các sản phẩm chứa sắt/axit folic cho phụ nữ mang thai, bà mẹ, các sản phẩm phòng, chống và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em theo hướng dẫn của Trạm y tế xã (nếu có), kết hợp hướng dẫn, kiểm tra theo dõi tại hộ gia đình;...

  Thông tư 27/2023/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.  

Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản đang làm việc từ trước ngày 01/01/2024 được tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Thông tư này.

Toàn văn: Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản





Theo xaydungchinhsach.chinhphu.vn
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/quy-dinh-moi-ve-trinh-do-chuyen-mon-nhan-vien-y-te-thon-ban-co-do-thon-ban-tu-1-1-2024-119231231083256766.htm
Copy Link
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/quy-dinh-moi-ve-trinh-do-chuyen-mon-nhan-vien-y-te-thon-ban-co-do-thon-ban-tu-1-1-2024-119231231083256766.htm
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Quy định mới về trình độ chuyên môn Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản từ 1/1/2024
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO