Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Thống nhất giữ Điều 4, không đổi tên nước

04/06/2013 09:55

Ngày 3/6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phiên thảo luận tiếp tục diễn ra hết hôm nay 4/6 và được phát thanh, truyền hình trực tiếp để nhân dân cả nước theo dõi...

Ngày 3/6, các đại biểu Quốc hội(ĐBQH) đã thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phiênthảo luận tiếp tục diễn ra hết hôm nay 4/6 và được phát thanh, truyền hình trựctiếp để nhân dân cả nước theo dõi. Sau kỳ họp này, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp sẽtiếp thu ý kiến của ĐBQH, đồng thời tiếp tục tập hợp ý kiến của nhân dân đểhoàn thiện dự thảo, trình QH thông qua vào kỳ họp cuối năm nay. Trong ngày thảoluận đầu tiên, ý kiến của ĐBQH khá tập trung về các vấn đề: thống nhất giữ Điều4, không thay đổi tên nước, yêu cầu làm rõ thêm mô hình chính quyền địa phương…


ĐB Giàng Thị Bình (Lào Cai)phát biểu tại hội trường.


Hầu hết ý kiến ĐBQH đồng ý giữ tênnước như hiện hành. ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhất trí giữ nguyêntên nước, vì đã sử dụng ổn định suốt mấy chục năm qua. Thay đổi trong bối cảnhhiện nay sẽ phát sinh những hệ lụy cũng như tốn kém không cần thiết. ĐB TrầnVăn Tư (Đồng Nai) cùng quan điểm khi cho rằng: “Đổi tên nước hay không còn cónhiều ý kiến khác nhau, nhưng ở Đồng Nai, hơn 700.000 ý kiến nhân dân, chỉ có 1ý kiến đề nghị đổi tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tên nước của chúng tahiện nay là sự lựa chọn của thời khắc lịch sử sau khi kết thúc cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc. Hơn 37 năm qua, tên nước vẫn bảo đảm theo đường hướng củaĐảng, bảo đảm chế độ dân chủ của nhân dân. Đó là chưa kể, nếu đổi tên nướctrong bối cảnh hiện nay sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. Các ĐB Phạm ĐứcChâu (Quảng Trị), Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai)... cũngchung quan điểm.

Vấn đề chính quyền địa phương nhậnđược sự quan tâm của hầu hết các ĐBQH và ý kiến vẫn còn khác nhau. Nhiều ý kiếncho rằng dự thảo đưa ra 2 phương án về chính quyền địa phương. Nhưng với phươngán 1, tuy đổi tên thành chính quyền địa phương nhưng không chỉ rõ chính quyềnđịa phương là ai, rất không đầy đủ, nội dung sơ sài. Vì thế chỉ có thể chọnphương án 2, nhưng phương án 2 thực chất là giữ nguyên như hiện nay.

Đa số ý kiến ĐBQH tán thành việc giữĐiều 4 như trong dự thảo sửa đổi để khẳng định tính tất yếu, khách quan vai tròlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.ĐB Ya Duck (Lâm Đồng) cho rằng Điều 4 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảngtrong Hiến pháp là hợp lòng dân. Còn theo ĐB Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), thựctiễn lịch sử đã chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội,với các nhiệm vụ lịch sử.

Nhiều ĐB cũng đề nghị làm rõ thêmnội dung của Điều 4. ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) đề nghị bổ sung một ý vàoĐiểm 2 đó là “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhândân và trước pháp luật về quyết định của mình”. “Sở dĩ phải bổ sung nội dung“Đảng chịu trách nhiệm trước pháp luật” là vì trong những năm qua bên cạnhnhững thành tựu to lớn mà nhân dân ta đạt được trên tất cả các lĩnh vực do sựlãnh đạo đúng đắn của Đảng thì cử tri, nhân dân cũng còn nhiều ý kiến băn khoănvề những thiếu sót, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Trên thựctiễn Nghị quyết của Đảng có hiệu lực và vị thế cao nhất đối với nhà nước và xãhội, cán bộ đảng viên và nhân dân ai cũng phải chấp hành.


Về vấn đề đất đai, ĐB Giàng Thị Bình (Lào Cai) đề nghị bỏ cụm từ “thu hồi” đểthay thế bằng “trưng mua”. Vì dự thảo đã có quy định quyền sử dụng đất là quyềntài sản được pháp luật bảo hộ, do vậy chỉ nên thu hồi khi có vi phạm về quyềnsử dụng đất, còn lại nhà nước cần trưng mua để đảm bảo quyền lợi của người sửdụng đất hợp pháp. Ngoài ra, dự thảo cũng đã có quy định nhà nước thu hồi đấtdo tổ chức cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốcphòng - an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. “Quy định như vậy đã baohàm đầy đủ các nội dung, trong đó có cả mục đích phát triển kinh tế - xã hội,do vậy không nên có cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế - xã hội” để tránhtình trạng lạm dụng, gây thiệt thòi cho lợi ích của nhân dân. Đồng thời tôi đềnghị quy định việc bồi thường đất phải theo giá thị trường để đảm bảo quyền vàlợi ích hợp pháp cho người đang sử dụng đất, không nên quy định chung chung là“theo quy định của pháp luật” - ĐB Giàng Thị Bình tiếp tục nêu quan điểm. Đâycũng là ý kiến của khá nhiều ĐB khác.

Hội đồng Hiến pháp cũng là vấn đềđược nhiều ĐB quan tâm. Nhiều ý kiến đề xuất không cần thiết thành lập hội đồngnày mà giữ nguyên như cơ chế hiện nay, cùng với đó tăng cường thực quyền các cơquan QH để bảo đảm vai trò giám sát. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng thiếtchế Hội đồng Hiến pháp là hết sức cần thiết, tiếc là dự thảo chưa đề cập đúngchức năng, quyền hạn của thiết chế này. ĐB Trần Văn Tư (Đồng Nai) nói, sửa đổilần này đề cập đến Hội đồng Hiến pháp, nhưng nếu như dự thảo thì hội đồng nàycũng như hoạt động của các ủy ban khác. Vì vậy, ông không tán thành thành lậphội đồng này. ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) lại cho rằng, hiện chưa nên hiến địnhthiết chế Hội đồng Hiến pháp. Hơn nữa, dự thảo chưa định vị được quan hệ giữa hộiđồng này với các cơ quan của QH khác. Với quy định như dự thảo, thiết chế nàykhông chỉ thiếu hiệu quả mà còn bị chồng chéo về chức năng nhiệm vụ.

ĐB La Ngọc Thoáng (Cao Bằng) lại chorằng, nhiều ý kiến ủng hộ một cơ chế bảo hiến có chức năng phát hiện và xử lývi phạm trong Hiến pháp. “Nhân dân hy vọng sẽ có một thiết chế đảm bảo việcthực thi Hiến pháp, vì những cơ chế bảo hiến hiện hành đã bộc lộ những hạn chếnhư đã nêu ở trên. Tôi đề nghị QH phương án thành lập Hội đồng Hiến pháp. Tuynhiên, cần quy định rõ về thẩm quyền và thành viên của hội đồng. Hội đồng Hiếnpháp phải là cơ quan thiết chế bảo vệ Hiến pháp độc lập, giải thích Hiến pháp,pháp luật, đình chỉ các văn bản vi hiến. Lựa chọn mô hình Hội đồng Hiến phápvới quyền năng đầy đủ sẽ là bước tiến trong tư duy lập hiến, lập pháp. Khôngthể một nhà nước dân chủ pháp quyền lại thiếu một cơ chế bảo hiến độc lập để xửlý các hiện tượng vi hiến” - ĐB La Ngọc Thoáng phát biểu.

Nguồn SGGP

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Thống nhất giữ Điều 4, không đổi tên nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO