Quốc hội thảo luận Luật Phòng chống mua bán người và thảo luận tại tổ

23/03/2011 23:16

Sáng 23/3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận dự án Luật Phòng, chống mua bán người.

Sáng 23/3, các đại biểu Quốc hội làmviệc tại Hội trường thảo luận dự án Luật Phòng, chống mua bán người.


Chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch Quốchội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu Quốc hội trong thảo luận tập trung vàocác nội dung còn có ý kiến khác nhau về hành vi bị nghiêm cấm; biện pháp phòngngừa; hỗ trợ nạn nhân; thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; trách nhiệm Chính phủ,bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống mua bán người.


Báo cáo với Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba chobiết, so với dự thảo trước, bản dự thảo trình Quốc hội lần này có nhiều điểmđược sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan đến khái niệm “hành vi mua bán ngườivà các hành vi có liên quan”; các quyền của nạn nhân; tiếp nhận, xác minh nạnnhân bị mua bán trong nước, bảo vệ an toàn cho nạn nhân, việc thành lập các cơsở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và hoạt động của các cơ sở này.


Về khái niệm “hành vi mua bán người và các hành vi có liên quan” - một vấn đềđược nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến, dự thảo luật đã quy định cụthể các hành vi mua bán người và hành vi có liên quan đến mua bán người. Vềtiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước, dự thảo được chỉnh lý theohướng nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Ủy ban Nhândân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất để khai báo về việc bị mua bán.


Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủyban Nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở. Ủy ban Nhân dân cấp xãthực hiện việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong những trường hợpcần thiết và thông báo ngay với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Trongthời hạn 3 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Ủy ban Nhân dân cấp xã, Phòngphải thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân, hỗ trợ và phối hợp với cơ quan công ancùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.


Nhất trí với việc cần thiết có Luật phòng, chống mua, bán người, đại biểu ĐỗMạnh Hùng (Thái Nguyên) đề xuất tên gọi của dự thảo luật nên là Luật phòng,chống buôn, bán người chứ không nên dùng là "mua, bán" người như hiệnnay.


Đại biểu thấy rằng việc sử dụng cụm từ "mua, bán" người không thểhiện được hành vi trục lợi trong việc này. Theo đại biểu, nhiều nước trên thếgiới đã có luật này và đều dùng thuật ngữ buôn, bán người, Việt Nam nên như cácnước khác để thuận lợi trong hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn, bán người.


Đại biểu Mạnh Hùng đề nghị trong phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, ngoài cácquy định về: phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người, hành vi liênquan đến mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chốngmua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tráchnhiệm của Chính phủ, các bộ và địa phương trong phòng, chống mua, bán người;hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua, bán người... cần quy định cụ thể vềtrách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, gia đình và côngdân trong phòng chống buôn bán người.


Góp ý vào nội dung tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán, đại biểu NguyễnĐình Liêu (Ninh Thuận) cho rằng “Có nhiều cơ quan liên quan đến việc này. Quyđịnh lòng vòng giữa các cơ quan, trong khi chưa xác minh được thông tin về nạnnhân (thời gian tối đa lên tới 2 tháng), Phòng Lao động, Thương binh và Xã hộikhó có thể bố trí ăn ở, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân trong suốt thời gian dàinhư vậy?"


Đại biểu đề xuất nên động viên và đưa những người có điều kiện về với gia đình,các trường hợp khác đưa về cơ sở bảo trợ xã hội. Lưu ý đến yếu tố tâm lý củacác nạn nhân, đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) yêu cầu bổ sung quy định về“quyền được giữ bí mật thông tin” cho nạn nhân bị mua bán (về hình ảnh nhậndạng, đời tư...).


Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) đề cập đến một hành vi mới phát sinh trongđời sống xã hội: hiện tượng đẻthuê được phát hiện ở Thái Lan trong thời gian gần đây. Ông cho rằng, đâycũng là một trường hợp mua, bán trẻ em, người đẻ thuê vừa là nạn nhân vừa làtội phạm.


Cần xem xét quy định vào Luật để có căn cứ xử lý. Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng(Thành phố Hồ Chí Minh) tán thành với các quy định tại Chương V gồm  Hỗ trợnạn nhân gồm hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗtrợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ học văn hóa, học nghề; Trợ cấp khó khănban đầu, hỗ trợ vay vốn.


Đại biểu Đăng Trừng bày tỏ quan điểm tán thành với quy định cho phép tổ chức xãhội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp hoặc cá nhân trong nước được thành lập cơ sở hỗtrợ nạn nhân. Đại biểu nhấn mạnh quy định này phù hợp với chủ trương xã hội hóatrong lĩnh vực này, đồng thời khai thác được tiềm năng trong cộng đồng.


Nhiều ý kiến nhấn mạnh tới vai trò của tuyên truyền trong việc phòng chống mua,bán người. Có ý kiến đề nghị trong tuyên truyền cần nhấn mạnh toàn bộ nội dungĐiều 3. "Hành vi mua, bán người và các hành vi liên quan đến mua, bánngười gồm mua, bán người; chuyển giao, tiếp nhận người trái với ý muốn của họnhằm bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động, cưỡng bức lao động, lấy các bộphận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấpngười nhằm thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này"để người dân hiểu rõ, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số,vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.


Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếpthu các ý kiến của Đại biểu Quốc hội để chỉnh lý cho phù hợp, trình Quốc hộitrong thời gian tới.

Buổi chiều 23/3, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận, cho ý kiến vào báocáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chínhphủ.


Tại buổi làm việc,phần lớn các đại biểu đều bày tỏ sự đồng tình với báo cáo đánh giá công tácnhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.


Các báo cáo đã được chuẩn bị công phu kỹ lưỡng, đánh giá khá toàn diện nhữngmặt được, chưa được cũng như nguyên nhân và nêu ra bài học kinh nghiệm, phươnghướng khắc phục.


Đối với báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Nguyễn Đăng Kính(Hà Nội) đánh giá 4 năm qua, Chính phủ đã đạt được nhiều việc, đặc biệt là đãchỉ đạo các bộ, ngành, địa phương vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thựchiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ. Kinh tế có bước phát triển, đời sống nhân dân,an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững, vị thế của ViệtNam được khẳng định trong khu vực và trên thế giới.


Các đại biểu Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh),Trần Đình Long (Đắk Lắk), Vũ Quang Hải (Hưng Yên) cho rằng nhiệm kỳ vừa quaChính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, có những quyết sách kịp thời, hiệu quả.Đặc biệt, việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA trong bốicảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, là một thắnglợi lớn, giúp cho Việt Nam đạt các mục tiêu đề ra về ổn định kinh tế vĩ mô, đảmbảo an sinh xã hội.


Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tưtrực tiếp nước ngoài. Tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 150 tỷUSD, gấp hơn 2,7 lần, tổng vốn thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với mụctiêu đề ra. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cựcchuyển dịnh cơ cấu kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vốn ODA cam kết đạttrên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần, giải ngân đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16% sovới mục tiêu đề ra.


Nhiều đại biểu cũng ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo lập vàvận hành các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ như thị trường chứng khoán, thịtrường bất động sản, thị trường lao động, dịch vụ tài chính…


Tuy nhiên, các đại biểu cũng còn những trăn trở trong vấn đề quản lý vĩ mô,công tác quy hoạch, xây dựng dự án của các ngành, cũng như việc xây dựng hệthống pháp luật và thể chế còn bất cập; kinh tế phát triển chưa bền vững; chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêucầu phát triển; đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ cònchậm, bảo vệ tài nguyên môi trường chưa tốt; công tác xóa đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm và chăm sóc sức khỏe nhân dân có mặt kết quả chưa cao...


Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về vấn đề chỉ đạo xây dựng chiến lược pháttriển các ngành, việc trình các dự án Luật hay việc một số cơ quan tham mưu choChính phủ còn thiếu trách nhiệm trong đề xuất những dự án quan trọng của quốcgia, chất lượng tờ trình chưa tốt, chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng…


Đại biểu Hà Văn Hiền cho rằng các cơ quan thuộc Chính phủ cần tăng cường hơnnữa trong công tác phối hợp. Việc ban hành chính sách và tổ chức thực hiện cầntập trung làm tốt hơn.


“Trong ban hành chính sách giữa ngành này với ngành kia, nhiều việc lẽ ra cácbộ, ngành có thể chủ động phối hợp với nhau thì Chính phủ lại phải vào cuộc làmcho việc thực hiện chậm trễ, hoặc ngành này ban hành chính sách lại mâu thuẫnvới ngành khác," ông Hiền nói.


Đại biểu này kiến nghị các giải pháp để tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, Chínhphủ phải chỉ đạo tập trung hơn, quyết liệt hơn, phải xem xét việc chuyển đổi môhình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp doanh nghiệp vàtăng cường công tác chỉ đạo đối với các doanh nghiệp; cần thể hiện rõ vai tròcủa Chính phủ với doanh nghiệp...


Đại biểu Nguyễn Thành Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) mong “nhiệm kỳ tới Thanh traChính phủ cần quan tâm đến công tác phòng chống tham nhũng lãng phí. Tuy Chínhphủ có làm được nhưng chưa đạt được mong ước của người dân. Khi có thanh trarồi nhưng xử lý vụ việc còn chậm. Chính phủ phải điều hành dứt điểm, đừng đểngười dân đợi chờ quá lâu.”


Đối với báo cáo của Chủ tịch nước, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cơ bảntán thành với nhiều nội dung đánh giá hoạt động của Chủ tịch nước về các mặtlập pháp, hành pháp và tư pháp. Song, mang theo những tâm tư của cử tri, đạibiểu Trần Thị Quốc Khánh cũng như các đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Nguyễn ThịHồng Hà (Hà Nội) băn khoăn về việc xem xét trao tặng danh hiệu và huân huychương. Huân chương Lao động được trao tặng khá nhiều, như vậy đã thực chất haychưa, là câu hỏi mà nhiều cử tri đã nêu.


Đại biểu Nguyễn Thành Lập mong Chủ tịch nước kịp thời khen thưởng người tốtviệc tốt; tăng cường đội ngũ cán bộ tư pháp và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũnày bởi hiện nay, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ này chưa tương xứng so với vaitrò “người cầm cân nảy mực".

 Q.S (TheoTTXVN)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội thảo luận Luật Phòng chống mua bán người và thảo luận tại tổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO