Chị Nguyễn Thị Hạnh,trú tại thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) cho biết, mới đây, chị có đến thị xã GiaNghĩa giải quyết công việc tại một Sở. Mặc dù vẫn còn hơn 30 phút nữa mới hếtgiờ hành chính buổi sáng, nhưng một cán bộ tại bộ phận “một cửa” vẫn thông báo vớichị là đã hết giờ làm việc và hẹn đến đầu giờ chiều. Khi chị thắc mắc thì ngườicán bộ kia lại tỏ thái độ cáu gắt, buông lời dọa nạt. Trước tình thế đó, chịbuộc phải “xuống nước”, chấp nhận ra quán cà phê ngồi vất vưởng cho hết buổitrưa để đợi đến đầu giờ chiều quay lại giải quyết công việc.
Còn ông Trần ThanhHào, Giám đốc Công ty TNHH Phước Quang (Ðắk Mil) thì phản ánh, đầu tháng 10 vừaqua, ông có đến cơ quan hành chính T, trụ sở tại thị xã Gia Nghĩa, để đề nghịgiải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa công ty với một số người dân. Khiđến nơi, ông được thông báo là thủ trưởng cơ quan đang bận nên phải ngồi chờtại phòng tiếp công dân. Sau khi chờ đợi được khoảng hơn 40 phút thì ông đãđánh liều vào gõ cửa thủ trưởng cơ quan T. Cánh cửa mở ra và ông phát hiện thủtrưởng cơ quan T đang tụ tập chơi cờ tướng với một số người khác. Thấy có ngườilạ “phá đám cuộc vui”,thủ trưởng cơquan T đã tỏ ra khó chịu, nói năng một cách nặng nề…
Quả thật, những hìnhảnh, cách ứng xử nói trên của một số cán bộ, công chức tại các cơ quan hànhchính Nhà nước cũng không phải là phổ biến, nhưng qua đó cũng cho thấy một thựctế là ở nơi này, nơi nọ vẫn còn xảy ra tình trạng không chấp hành giờ giấc làmviệc hoặc coi thường kỷ luật, nội quy lao động. Theo Sở Nội vụ, ngày 31/1/2008,Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 05/CT-TTg để chỉ đạo cán bộ, công chức,viên chức nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc.
Trong thời gian qua,nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn có ý thức tuân thủ, chấphành đúng các quy định của pháp luật về việc sử dụng thời giờ làm việc. Hầu hếtcán bộ, công chức, viên chức đều cần cù làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước cũng đã chú trọng áp dụng cácbiện pháp để tổ chức lao động một cách khoa học, sử dụng hợp lý thời giờ làmviệc của cán bộ, công chức, viên chức nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Tuy nhiên, việc quảnlý lao động tại một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước vẫn cònkhông ít hạn chế, yếu kém, dẫn đến lãng phí thời gian, làm cho năng suất, chấtlượng, hiệu quả công tác không cao. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức,viên chức chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ cũng như ýthức kỷ luật lao động còn kém. Thậm chí, có những trường hợp còn vi phạm cácquy định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc như làm việc riêng, đimuộn, về sớm, chơi trò chơi, đánh bài, uống rượu, bia trong giờ làm việc…
Nguyên nhân chủ yếucủa những khuyết điểm trên là do người đứng đầu của một số cơ quan, tổ chức,đơn vị hành chính Nhà nước chưa chú trọng quản lý thời giờ làm việc của cán bộ,công chức. Cùng với đó, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụngthời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước còn yếu kém. Việcxử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc cũng chưa được các cơquan, đơn vị hành chính thực hiện một cách nghiêm túc, nên chưa tạo được tínhrăn đe hay góp phần phòng ngừa, ngăn chặn.
Cũng theo Sở Nội vụ,để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém nêu trên, cùng với việc thực hiện cácnội dung của công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công việc thì toànthể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyđịnh của pháp luật về việc sử dụng thời giờ làm việc theo Chỉ thị số 05 của Thủtướng Chính phủ.
Trước hết, thủ trưởngcác cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước phải có trách nhiệm quản lý và sử dụngcó hiệu quả thời gian làm việc; phân công lao động hợp lý và tổ chức tốt quátrình hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với việc đề cao tráchnhiệm, gương mẫu thực hiện các quy định về sử dụng thời giờ làm việc thì thủtrưởng các cơ quan, đơn vị cần có biện pháp khuyến khích, khen thưởng xứngđáng, kịp thời đối với những cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc chấp hànhkỷ luật lao động, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sử dụng tốt thờigiờ hành chính.
Ngược lại, các trườnghợp vi phạm thời giờ làm việc, các cơ quan, đơn vị cũng cần xử lý nghiêm để tạotính răn đe, phòng ngừa. Ðối với cán bộ, công chức cần phải chấp hành và sửdụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quyđịnh của cơ quan, tổ chức, đơn vị…
Song Việt