Trong những năm qua, với những cách làm thiết thực, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn huyện Krông Nô đã góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia trong cộng đồng...
Trong những năm qua, với những cách làmthiết thực, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn huyện Krông Nô đã góp phần nâng caonhận thức cho hội viên về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chiatrong cộng đồng.
Theo đó, các cấp Hội đã thường xuyên vậnđộng chị em thực hành tiết kiệm trong mua sắm vật dụng gia đình, tắt điện khikhông cần thiết, hạn chế những thủ tục rườm rà, gây lãng phí trong việc cưới,tang, lễ hội. Để chị em làm theo thì trước hết, đội ngũ cán bộ Hội đã thực hànhtiết kiệm trong chi tiêu, cần cù trong công việc, dám nghĩ, dám làm và tự chịutrách nhiệm trước những việc mình làm. Không chỉ tiết kiệm, phụ nữ Krông Nô còncần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lênxóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới. Phát huy tinh thần “tương thân,tương ái”, hội viên trong huyện đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để kịp thờiđộng viên, khuyến khích, giúp những người không may tiếp tục vươn lên trongcuộc sống. Với những gia đình hội viên đặc biệt khó khăn thì chị em có điềukiện kinh tế khá giả giúp đỡ về vốn, cây con, giống để phát triển sản xuất. Hộiviên ở nhà tranh tre dột nát thì Hội vận động hội viên đóng góp để xây dựng máiấm tình thương, sửa chữa nhà cửa. Các mô hình tiết kiệm vì phụ nữ nghèo như:nuôi heo đất, ống tre tiết kiệm, tổ tiết kiệm cũng đã huy động được trên 1,4 tỷđồng, giúp 893 chị phát triển kinh tế, mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho giađình, đầu tư cho con cái học hành. Mỗi bữa nấu cơm, hội viên phụ nữ đều khôngquên bớt một nắm gạo bỏ vào “Hũ gạo tình thương”, “Hũ gạo tiết kiệm” để traocho những chị khó khăn, nhất là trong thời kỳ giáp hạt và phong trào đã pháttriển ngày càng mạnh mẽ, khơi gợi tình đoàn kết, nhân ái trong mỗi người. Đặc biệt,ở thị trấn Đắk Mâm, cứ vào dịp hè và Tết Nguyên Đán, chị em lại đi quyên gópquần áo, đồ dùng gia đình, sách vở cũ để trao cho người nghèo, học sinh khókhăn. Đến nay, mô hình này đã phát triển thành các phong trào “Áo trắng tiếpbước cho em đến trường”, “Quyên góp đồ dùng học tập”.
Có thể nói, tinh thần tương thân, tươngái trở thành thói quen tự giác trong suy nghĩ và hành động của đông đảo chị emphụ nữ ở huyện Krông Nô. Từ đó, mỗi gia đình, mỗi phụ nữ đều tự nhủ phải cốgắng làm nhiều việc tốt để thôn, xóm ngày càng thêm đổi mới và củng cố khối đạiđoàn kết toàn dân. Đơn cử như chị Nguyễn Thị Loan ở thôn Đắk Hoa, xã Tân Thànhđã hiến đất để làm đường giao thông nông thôn và vận động các hộ dân cùng làmnhư mình. Hay chị Đỗ Thị Ngọ, cộng tác viên dân số bon R’Cập, xã Nâm Nung đãkhông quản khó khăn, vất vả vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻthực hiện các biện pháp tránh thai, nhất là dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chịcòn tích cực vận động bà con chăm lo lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi để sớm thoát khỏi đói nghèo…
Hoàng Bảo