Năm nay 58 tuổi, nhưng bà Dương Mùi Phin, dân tộc Dao ở thôn Nam Sơn, xã Long Sơn (Đắk Mil), đã có “thâm niên” gần 50 năm thêu hoa văn trên trang phục truyền thống...
Năm nay 58 tuổi, nhưng bà Dương Mùi Phin,dân tộc Dao ở thôn Nam Sơn, xã Long Sơn (Đắk Mil), đã có “thâm niên” gần 50 nămthêu hoa văn trên trang phục truyền thống. Bà Phin cho biết: Theo phong tục,những người phụ nữ trong gia đình, dòng họ luôn có nhiệm vụ dạy cho các thiếunữ người Dao cách thêu hoa văn để họ có thể tự thêu cho mình một bộ trang phụctruyền thống sau khi đã học cách đo, cắt, may vá. Rồi từ đó, các thiếu nữ sẽthêu trang phục cho mình và những người anh em trong gia đình. Vì thế, bản thânbà cũng đã làm quen với công việc này từ khi 9 tuổi.
Bà Phin thêu thủ công các hoa văn lên trang phục truyền thống |
Bây giờ, bà Phin không chỉ thành thạotrong từng đường kim mũi chỉ mà còn sáng tạo ra nhiều đường nét hoa văn qua quátrình lao động sản xuất, tìm hiểu mà biết được. Không chỉ thêu cho những đứacon trai trong gia đình, vào những ngày rảnh rỗi, bà Phin lại chỉ cho nhữngthiếu nữ trong thôn cách thêu những hoa văn đẹp do bà sáng tạo ra. Bà Phin chiasẻ: “Cái khó nhất trong việc dạy thêu là làm sao để các em có được những đườngchỉ đều, qua đó, tạo nên những hoa văn đều. Người có tay nghề là người thêu mộtbộ trang phục với nhiều loại hoa văn khác nhau, đan xen, nhưng lại hài hòa vớinhau”.
Mặc dù xa quê hương vào Tây Nguyên lậpnghiệp đã nhiều năm, nhưng những phụ nữ dân tộc Dao ở thôn Nam Sơn đều luôn chútrọng đến việc truyền lại kỹ thuật dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyềnthống cho con em ngay từ khi còn nhỏ. Em Triệu A Mùi mới hơn 10 tuổi đã thànhthạo những đường thêu và đã có được những bộ trang phục được coi là phong phúvề các đường nét hoa văn. Em Hoàng A Mua, 15 tuổi cũng đã thêu được hoa văntrên trang phục truyền thống cho các anh trong gia đình. A Mua chia sẻ: “Họcđược cách thêu truyền thống, em rất vui. Đặc biệt, em rất tự hàokhi mặc những bộ trang phục truyền thống củadân tộc mình do chính tay mình thêu”.
Hiện nay, ngoài thời gian lên nương, lênrẫy, bà Phin lại luôn tay với những đường kim mũi chỉ để thêu hoa văn lên trangphục. Với sự thạo nghề của mình, cứ 7 ngày bà Phin thêu hoàn thành một cáiquần, 10 ngày thêu xong một cái áo. Hơn 30 hộ dân người Dao trên địa bàn thôncũng bằng cách này để lưu giữ cách thêu trang phục truyền thống. Trang phụctruyền thống của người Dao nhờ đó được sử dụng thường xuyên hơn trong các hoạtđộng văn hóa, lễ hội cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
Theo bà Lăng Thị Rộng, Chủ tịch Hội Phụnữ xã Long Sơn thì chị em hội viên trong chi hội thôn Nam Sơn thường xuyên traođổi, truyền cho nhau cách thêu trang phục truyền thống. Đây cũng là cách đểđồng bào giữ gìn văn hóa truyền thống cũng như tạo thói quen, giúp thế hệ trẻhiểu biết và mặc trang phục dân tộc mình.
Bài, ảnh:Hưng Nguyên