Ở bon Đắk R’moan, xã Đắk R’moan (GiaNghĩa) vào những ngày mưa, nhiều phụ nữ dân tộc M’nông đã tận dụng thời gian đểdệt vải. Chị Thị S’rôl, 46 tuổi đang miệt mài dệt chiếc váy cho biết: “Để cóthể dệt được chiếc váy dài 2m, rộng gần 1m phải sử dụng 7 cuộn len và làm liêntục trong vòng 1 tuần mới xong. Tôi vừa dệt, vừa dạy cho con gái cách trang tríhoa văn trên váy”.Theo chị Thị S’rôlthì chị đã dệt cho mỗi thành viên trong gia đình một bộ trang phục truyền thốngvà khi có thời gian rảnh rỗi lại dệt các loại túi xách, khăn, chăn, váy, khố...Nếu chưa dùng, chị sẽ cất giữ trong nhà, có ai mua thì bán, nhưng điều quantrọng hơn cả đó là để dạy hết những “ngón nghề” cho cô con gái.
Chị Thị S’rôlvà những sản phẩm do chính tay chị dệt |
Tương tự, chị Thị An, với 20 năm kinhnghiệm dệt đã cho ra đời nhiều sản phẩm truyền thống với những nét hoa văn tinhxảo, cũng đang truyền nghề cho cô con gái Thị Lưu. Còn các chị H’ Hép, Thị Lê,Thị Kiêm...cũng ngày đêm miệt mài bên khung cửi để giữ nghề và truyền nghề chocon cái. Chị Thị Khiêm chia sẻ: “Tôi thường tranh thủ thời gian nhàn rỗi, mưagió, không lên nương rẫy được để dệt cho con chiếc cặp sách đi học, chiếc áo,chiếc khăn... Đây cũng là cách để tôi vừa giữ nghề, vừa có thể truyền lại chocon cái nghề truyền thống của dân tộc mình”.
Theo bà Nguyễn Thị Mừng, Chi hội trưởngChi hội phụ nữ bon Đắk R’moan thì thời gian qua, chi hội đã vận động chị em,hội viên cùng nhau “ngồi bên khung cửi” để giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.Hiện nay đã có hơn 40 chị em trong bon biết nghề và dệt thành thạo các vậtdụng, sản phẩm gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người M’nông. Hìnhảnh những đứa trẻ trong bon đến trường với chiếc cặp do các bà, các mẹ, các chịvà thậm chí là do chính bản thân tự dệt, đã cho thấy ý thức bảo tồn văn hóatruyền thống đang ngày càng rõ nét. Bà Mừng chia sẻ: “Hiện nay, số chị em họcdệt và dệt thành thạo không ngừng tăng lên. Vì vậy, chi hội đang cố gắng liênkết, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm để giữ gìn, phát huy nghề dệt truyềnthống và giúp chị em có thêm thu nhập”. Già làng K’Dốt cũng tâm sự: “Thấy chịem trong hội phụ nữ bon động viên nhau giữ nghề dệt truyền thống, còn lớp trẻcũng ham thích học, người già chúng tôi mừng lắm!”.
Bài, ảnh:Hưng Nguyên