Phong tục “kết tồng” của người Nùng

03/10/2013 15:44

Theo ông Lâm Văn Thồ (dân tộc Nùng) ở thôn 8, xã Ðắk R’la (Ðắk Mil) thì “kết tồng” là một trong những phong tục đặc trưng, đầy tính nhân văn và giàu lòng nhân ái của người Nùng, tương tự như kết nghĩa anh em của người Kinh.

ADQuảng cáo

“Tồng” trong tiếngNùng có nghĩa là hợp nhau, giống nhau và việc “kết tồng” chỉ có thể diễn ragiữa những người cùng giới và phải từ 18 tuổi trở lên, chứ không phải giữa namvà nữ.



Dù trải qua năm tháng,nhưng đôi bạn Nông Thị Cồ và Lăng Thị Díu vẫn thắm thiết, luôn giúp đỡ nhautrong cuộc sống

Theo đó, sau một thờigian dài quen biết và tìm hiểu, nhận thấy giữa hai người có nhiều điểm tươngđồng như bằng tuổi, cùng cảnh ngộ, nghề nghiệp, chí hướng, biết sẻ chia…thì haingười bạn đó thống nhất làm lễ “kết tồng”.

Lễ “kết tồng” được tổchức trang trọng, có sự công nhận của ông bà, cha mẹ, cùng với những người thânvà tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Sau khi “kết tồng”, đôi bạn trởnên thân thiết, xem nhau như anh em ruột thịt, gian nan vất vả cùng có nhau vàxem mọi công việc của nhà bạn như công việc của nhà mình.

ADQuảng cáo

Bạn tồng luôn chia sẻcho nhau những niềm vui, nỗi buồn, động viên nhau vươn lên trong cuộc sống. Nếukhông may, ông bà, cha mẹ mỗi bên qua đời, bạn tồng phải sắm lễ vật đến lễ tếvà để tang như một người con trong gia đình thật sự.

Ông Thồ cho biết thêm:“Từ thời trẻ, tôi cũng “kết tồng” với một người bạn ở gần nhà, cùng quê ở BắcKạn. Chúng tôi có nhiều điểm chung nên quyết định “kết tồng” dưới sự chứng giámcủa người thân trong gia đình. Vào Ðắk Nông lập nghiệp và cách xa nhau, nhưngchúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc, hỏi thăm, động viên nhau lúc tuổi già. Mỗikhi có dịp về quê thì chúng tôi lại gặp gỡ, cùng nhau hàn huyên chia sẻ nhữngchuyện thường nhật của cuộc sống. Hiện nay, người dân trong thôn vẫn duy trìtục “kết tồng” này đấy”.

Còn “cặp tồng” NôngThị Cồ và Lăng Thị Díu ở cùng thôn 8 thì dù trải qua bao khó khăn của cuộcsống, nhưng tình bạn giữa hai người vẫn không hề phai nhạt mà ngày càng khăngkhít. Theo như lời chị Díu thì hồi còn ở quê Bắc Kạn, gia đình ở gần nhau nênhọ chơi thân với nhau từ tấm bé, lớn lên, hai chị xin phép gia đình làm lễ “kếttồng”.

Năm 1992, cả hai giađình đều vào Ðắk Nông lập nghiệp và cũng sống gần nhau. Mỗi người có một cuộcsống riêng, nhưng mỗi khi gia đình hai bên có việc gì khó khăn, cần sự giúp đỡlà họ lại có mặt và chia sẻ cùng nhau.

Chị Lăng Thị Díu vuivẻ nói: “Tôi cũng có nhiều bạn, nhưng cũng chỉ dừng lại ở quan hệ xã hội, chứkhông như tình bạn giữa tôi với chị Cồ. Mỗi khi có vui buồn gì trong cuộc sống,chúng tôi đều chia sẻ, bảo ban nhau để sống tốt hơn. Hai chúng tôi luôn trântrọng tình bạn này và luôn xem nhau là tri kỷ, tri âm đó”.

Tâm sự về người bạntâm giao của mình, chị Cồ cho biết: “Vào Ðắk Nông lập nghiệp đã lâu, những lúcgia đình gặp khó khăn, nhờ có sự động viên, giúp đỡ chân tình của gia đình chịDíu mà tôi đã cố gắng vượt qua. Mấy chục năm trôi qua, nhưng tình bạn của chúngtôi vẫn thế, thường xuyên động viên, san sẻ, giúp đỡ nhau bao chuyện lớn nhỏtrong cuộc sống”.

Hay như “cặp tồng”Nông Thị Ðinh và Hoàng Thị Hoa ở thôn 16, xã Ðắk Wil (Chư Jút) cũng có tình bạnhết sức bền chặt. Mỗi người mỗi công việc, hoàn cảnh, nhưng hễ gia đình ai cókhó khăn là người kia lại có mặt để sẻ chia.

Chị Hoa vui vẻ nói:“Tôi và Hoa “kết tồng” cũng được 6 năm dưới sự chứng kiến của người thân haigia đình. Có những lúc gặp khó khăn, tưởng chừng như không thể gượng dậy được,nhưng nhờ những lời động viên chân tình của bạn Ðinh mà tôi đã vượt qua. Vớitôi, Ðinh vừa là một người bạn vừa là người chị em gái thân thiết”.

Hiện nay, tục “kếttồng” vẫn được đồng bào Nùng duy trì và phát triển.

Bài, ảnh:Mỹ Hằng

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phong tục “kết tồng” của người Nùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO