Nhữngnăm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả tăng caonhưng với tinh thần chủ động, quyết tâm cao, hội nông dân các cấp đã triển khaihiệu quả nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân. Đặc biệt, qua phong tràonông dân xây dựng nông thôn mới, nguời nông dân đã phát huy được vai trò là chủthể, tạo tiền đề để xây dựng nông thôn mới.
3 sào dưa leo của nông dân Văn Minh ở xã Nâm N’jang (Đắk Song) cho hiệuquả kinh tế cao. Ảnh Ngọc Tâm |
Theo ông Hồ Ngọc Đại, Phó Chủ tịch HộiNông dân tỉnh, để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng nông thônmới trong cán bộ, hội viên, hội nông dân các cấp đã chú trọng tuyên truyền, vậnđộng hội viên tích cực tham gia các phong trào do Hội phát động. Đi đầu làphong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển cả vềsố lượng và chất lượng, đến nay, toàn tỉnh có 23.168 hộ đăng ký thì đã bình xétđược 14.882 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đặc biệt, ngàycàng có nhiều hộ nông dân là người đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên làm giàuchính đáng. Đơn cử như gia đình anh Vi Văn Tính, người dân tộc Thái ở xã ChưK’nia (Chư Jút), ban đầu với số vốn ít ỏi và kinh nghiệm sản xuất chưa nhiều,anh chỉ dám trồng các loại cây ngắn ngày như mì, bắp, đậu, hiệu quả kinh tếkhông cao. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm tòi học hỏi và được Hội nông dân xãcho tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, anh đã mạnh dạntrồng các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu… đào ao thả các giống cá có giátrị kinh tế cao như trắm, diêu hồng… Nhờ đó, từ một gia đình luôn phải chạy ăntừng bữa thì đến nay, gia đình anh đã có “bát ăn bát để”, xây được nhà và cho concái đi học… Tương tự, các hộ hội viên khác ở các huyện Tuy Đức, Đắk Mil, ĐắkSong… cũng đã tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khíhậu, thổ nhưỡng ở địa phương. Đồng thời, các địa phương trên địa bàn tỉnh đãhình thành một số vùng chuyên canh mang tính sản xuất hàng hóa tập trung nhưkhoai lang ở Tuy Đức… Qua đó, nhiều hộ hội viên nông dân nghèo đã khắc phụcđược khó khăn, dám nghĩ dám làm vay vốn đầu tư, vươn lên làm ăn khá giả. Ngoàira, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng luôn được hội nông dân chútrọng. Trong năm vừa qua, các cấp hội đã phối hợp tổ chức được 616 lớp tập huấnchuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hơn 38.253 lượt hội viên; 111 cuộc hội thảovề kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho hơn 6.728 lượt người; 33 lớp dạynghề cho 1.027 lượt hội viên nông dân.
Anh Vi Văn Tính chăm sóc tiêu |
Cùng với việc thực hiện phong trào thiđua sản xuất kinh doanh giỏi, hội nông dân các địa phương còn thực hiện tốtphong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, riêng năm2010, Hội nông dân các cấp trong tỉnh đã huy động hội viên đóng góp được hơn2,6 tỷ đồng và hơn 26.790 ngày công lao động để nạo vét kênh mương, tham giasửa chữa được trên 77 km kênh mương phục vụ sản xuất, sửa chữa và làm mới được500 km đường giao thông nông thôn, 84 cống nước, làm mới và sửa chữa được 145phòng học và 14 công trình điện. Song song với đó, các cấp hội cũng đã xâydựng, duy trì hoạt động có hiệu quả các câu lạc bộ ở thôn, buôn như câu lạc bộ“Không sinh con thứ 3”, câu lạc bộ “Gia đình hòa thuận và phát triển bền vững”,câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, hội viên nông dân tích cực hưởng ứng cáccuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thamgia bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự thôn, bon, khu dân cư… Nhờ đó, bộmặt nông thôn đổi mới từng ngày, đường làng ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, chấtlượng cuộc sống của người nông dân không ngừng được cải thiện, nâng lên.
Có thể nói, từ thực tiễn triển khai, cácphong trào của hội nông dân đã phát huy được nội lực, khai thác các tiềm năng,thế mạnh của từng địa phương; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canhtăng vụ, phát triển chăn nuôi toàn diện, các mô hình kinh tế hộ VACR, khôi phụcngành nghề, bảo vệ môi trường ở nông thôn... góp phần quan trọng thúc đẩy phongtrào xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu. Cũng theo ông Đại, trêncơ sở đạt được, thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua đếntừng cơ sở hội, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho hộiviên nông dân xây dựng các mô hình tiên tiến để nhân rộng trên địa bàn tỉnh,đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Hộisẽ phối hợp với các cấp, các ngành vận động nông dân tham gia xây dựng mô hìnhnông thôn mới, trọng tâm là 5 xã điểm: Quảng Trực (Tuy Đức), Nam Đà (KrôngNô), Đức Minh (Đắk Mil), Đạo Nghĩa (Đắk R’lấp), Đắk P’lao (Đắk Glong).
Bài, ảnh:Thùy Dương