Philippines vượt Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu gạo hàng đầu thế giớiIndonesia nhập khẩu thêm 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam và 3 nước khácIndonesia có kế hoạch nhập khẩu 5 triệu tấn gạo từ nay đến năm 2024 |
Tại Hội thảo quốc tế “Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới” do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức ngày 13/12, ông Aziz Arya, chuyên viên Phụ trách Hợp tác Nam - Nam và Hợp tác tam giác, Văn phòng FAO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nhận định rằng: Gạo là nguồn lương thực chính đối với hơn 3,5 tỷ người/ một nửa dân số thế giới và cung cấp khoảng 20% nguồn cung năng lượng trong bữa ăn toàn cầu. “Tại khu vực châu Á, tiêu thụ gạo có thể chiếm đến 70% lượng hấp thụ calo mỗi ngày”- ông Arya nói.
Các đại biểu tham dự hội thảo |
Dù vậy, theo ông Arya, hiện nay trong chuỗi giá trị lúa gạo đang gặp những thách thức nhất định như gánh nặng kép về thay đổi nhân khẩu học dẫn đến nhu cầu về thực phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, chất lượng cao hơn. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng tác động đến số lượng và chất lượng nước, suy thoái đất, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai, sâu bệnh tăng lên.
Bổ sung cho nhận định này, ông Subramanian đến từ Công ty SSRESOURCE MEDIA (Singapore)- cho rằng, thị trường lúa gạo là sự tổng hợp từ tình hình chính trị và khí hậu.
Theo ông Subramanian, về nguồn cung, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo sẽ khiến thị trường năm 2024 có những phản ứng có lợi cho lúa gạo Việt Nam.
Dù vậy, doanh nghiệp phải nắm chắc thông tin về thị trường. Theo đó, để cập nhật được thông tin, Việt Nam có thể thai khác từ nhiều nguồn mở trên internet, qua đó có thể hiểu được quan hệ cung - cầu trong thời gian tới, hiểu được về xu hướng giá của lúa gạo.
Ví dụ, ngay bây giờ, trong bối cảnh nguồn cung thu hẹp, thị trường trước mùa Giáng sinh và trước tháng Ramadan (tháng chay của người Hồi giáo) sẽ thúc đẩy nhu cầu về gạo ở các nước châu Á. Trong khi đó, nhu cầu của châu Á chủ yếu từ Indonesia, Philippines và Malaysia.
Với nguồn cung ổn định, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt 8 triệu tấn trong năm 2023. Ảnh: Tân Long |
Thực tế, kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thông dụng thì các doanh nghiệp gạo Việt Nam đã nhanh chóng tận dụng cơ hội này. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 7,638 triệu tấn, với kim ngạch 4,33 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 14,5% về lượng và tăng 34,1% về kim ngạch. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng ước đạt 568 USD/tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang cả 3 thị trường Philippines, Indonesia, Malaysia đều tăng mạnh. Trong đó, xuất khẩu qua Indonesia 11 tháng đạt 1.123.357 tấn, với kim ngạch 614, 676 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 16,32 lần và tăng 18,07 lần về kim ngạch. Với thị trường Malaysia, 11 tháng đạt 391.209 tấn, trị giá 201,599 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 6,26% về khối lượng và nhưng tăng 6,28% về kim ngạch.
Riêng thị trường Philippines vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 37,62% về lượng và chiếm tỷ trọng 36,28% về kim ngạch. Theo dự báo, trong năm 2023 quốc gia này nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn gạo và trong đó 90% khối lượng được nhập khẩu từ Việt Nam.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất lúa gạo, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hiện vẫn giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhiều hạn chế của ngành hàng lúa gạo vẫn chưa được khắc phục triệt để, như sản xuất còn nhỏ lẻ, chi phí sản xuất cao. Khối lượng gạo xuất khẩu lớn, nhưng giá trị chưa cao, thu nhập người trồng lúa còn thấp. Chẳng hạn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa đang phải đối mặt với thách thức là nguồn nước khi lũ không còn diễn ra theo quy luật và quá trình mặn xâm nhập ngày càng gia tăng. Vì vậy, cần phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, áp dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ để giảm phát thải và bán tín chỉ các bon để có thêm nguồn lực đầu tư cho nông dân sản xuất lúa gạo. Ông Tùng cho rằng, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi được triển khai sẽ giải quyết nhiều yếu tố mà ngành hàng lúa gạo đang đặt ra. Từ đó giúp ngành lúa gạo Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực, an ninh thu nhập cho người trồng lúa, cũng như khai thác được các cơ hội rộng mở của thị trường. |