Phiên họp thứ 4 UBTVQH sáng 14-12: Pháp điển hệ thống Quy phạm pháp luật

14/12/2011 14:44

Sáng nay, 14-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 4, cho ý kiến về Pháp lệnh Pháp điển hệ thống pháp luật...

ADQuảng cáo

Sáng nay, 14-12, Ủy ban Thường vụQuốc hội tiếp tục phiên họp thứ 4, cho ý kiến về Pháp lệnh Pháp điển hệ thốngpháp luật.

Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộtrưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày, hệ thống pháp luật nước ta còn rấtphức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc với nhiều chủ thể ban hành nhiều loại vănbản quy phạm pháp luật. Hiện tại, nước ta có khoảng 20.000 văn bản quy phạmpháp luật đang còn hiệu lực (mặc dù chưa có một địa chỉ hay tài liệu nào tậphợp được dầy đủ, có độ chính xác và tin cậy cao tất cả các quy phạm pháp luậtcòn hiệu lực áp dụng); nhiều vấn đề được quy định rải rác tại nhiều văn bản quyphạm pháp luật khác nhau.

Để khắc phục tình trạng này, mộttrong những giải pháp cần thiết phải thực hiện là pháp điển hệ thống Quy phạmpháp luật. Kết quả của hoạt động pháp điển là Bộ Pháp điển, có tác dụng tăngcường tính công khai, minh bạch và khả thi của hệ thống pháp luật; giúp ngườidân, doanh nghiệp và các tổ chức khác dễ dàng tìm kiếm các quy định pháp luậtliên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, qua đó góp phần giảm chiphí cho xã hội và sản xuất kinh doanh; giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng tracứu các Quy phạm pháp luật để áp dụng…


Bộ trưởng Bộ Tư pháp HàHùng Cường. Ảnh: Minh Điền


Dự thảo Pháp lệnh Pháp điển hệ thốngpháp luật bao gồm 6 chương. Ngoài những quy định chung, dự thảo Pháp lệnh cònquy định cụ thể về Bộ Pháp điển (cấu trúc, chủ đề, ghi chú, chỉ dẫn Quy phạmpháp luật, việc sử dụng Bộ Pháp điển…); thẩm quyền và trình tự, thủ tục phápđiển; cập nhật, duy trì Bộ Pháp điển; trách nhiệm của các cơ quan trong côngtác pháp điển và điều khoản thi hành.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng chobiết, mặc dù các Bộ ngành có liên quan, các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học đềunhất trí về sự cần thiết ban hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống pháp luật, songvẫn còn những quan điểm khác nhau về một số vấn đề như hình thức pháp điển vàgiá trị pháp lý của Bộ Pháp điển; về việc Bộ Pháp điển có nên là văn bản duynhất chứa toàn bộ các quy định pháp luật hay không; các chủ đề của Bộ Phápđiển…

ADQuảng cáo

Liên quan đến hình thức pháp điển,giá trị của Bộ Pháp điển, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dựán Pháp lệnh này - tán thành đề nghị của Chính phủ lựa chọn phương thức phápđiển về hình thức (rà soát, tập hợp, sắp xếp các Quy phạm pháp luật vào Bộ Phápđiển theo trật tự hợp lý để dễ tra cứu, chưa đặt vấn đề sửa đổi, bổ sung toànbộ Quy phạm pháp luật hiện hành trước khi đưa vào Bộ Pháp điển, mà cơ quan thựchiện pháp điển chỉ xử lý theo thẩm quyền các Quy phạm pháp luật mâu thuẫn,chồng chéo trước khi pháp điển). Bộ Pháp điển không có giá trị thay thế văn bảngốc, song song tồn tại với nó vẫn có hệ thống văn bản gốc có giá trị pháplý. 

Thảo luận về dự án Pháp lệnh này,nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn băn khoăn về sự cần thiết phảithành lập một ủy ban cấp nhà nước, đồng thời đầu tư không ít công sức, kinh phíđể thực hiện Bộ Pháp điển chỉ có giá trị hình thức, chỉ có thể sử dụng để thamkhảo, tra cứu. Chủ tịch Quốc hội Nguyến Sinh Hùng nêu vấn đề: “Nếu không sửdụng được trên thực tế mà vẫn phải truy tìm văn bản gốc để thực hiện thì cácthư viện hay nhà xuất bản có lẽ cũng làm được”.

Chia sẻ quan điểm này, Chủ tịch Hộiđồng Dân tộc Ksor Phước hỏi thêm: “Việc cập nhật Bộ Pháp điển thực hiện như thếnào để bảo đảm tính thời sự, khi mà Luật, Nghị định, Thông tư được ban hànhliên tục. Mỗi năm ra một tập Pháp điển, kinh phí rất lớn, mà lại không có giátrị pháp lý thực tế thì có lãng phí không”?

Tham dự phiên họp, Phó Chủ tịch nướcNguyễn Thị Doan gợi ý, nếu Bộ Pháp điển chỉ có giá trị tra cứu thôi thì nên coilà đề tài cấp nhà nước, giao cho Thư viện hoặc trường luật thực hiện. “Nhưngtrong dự án Pháp lệnh còn nêu mục đích gián tiếp là phát hiện ra những mâuthuẫn, chồng chéo trong văn bản quy phạm pháp luật là việc chuyên sâu về mặtnội dung. Thẩm quyền của cơ quan thực hiện pháp điển đến đâu trong việc kiếnnghị sửa chữa những bất cập của hệ thống pháp luật?”, Phó Chủ tịch nước bănkhoăn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưucũng cho rằng, trong thời đại điện toán hóa hiện nay, việc xây dựng một Bộ Phápđiển đồ sộ chỉ để tra cứu không có ý nghĩa thực tiễn lớn.

Giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốchội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, hầu hết các quốc gia đều phảixây dựng và sử dụng Bộ Pháp điển. “Việc làm này chắc chắn là tốn kém: phải hìnhthành tổ chức bộ máy; tập hợp, sắp xếp, cập nhật hàng chục ngàn văn bản; pháthiện mâu thuẫn phải đề nghị sửa… Nhưng bên cạnh những tác dụng của Bộ Pháp điểnnhư đã nói, việc làm này còn làm tăng tính minh bạch của hệ thống pháp luật”.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng chobiết là có ý kiến đề nghị Bộ Pháp điển khi được ban hành sẽ thay thế được vănbản gốc. “Đấy là điều lý tưởng và chúng ta phải tính đến khi sửa Hiến pháp, sửaLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng chưa thể làm ngay vì sẽ tráivới Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Và chúng ta lại mới bắt đầu làm, chưa cókinh nghiệm”…

V.D (Theo SGGP)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phiên họp thứ 4 UBTVQH sáng 14-12: Pháp điển hệ thống Quy phạm pháp luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO