Sáng 29-9, Ủy ban Thường trực Quốchội (UBTVQH) đã xem xét, cho ý kiến về Báo cáo giám sát việc thực hiện chínhsách pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề. Chiều cùng ngày,UBTVQH thảo luận về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia.
Nhiều thách thức trong việc bảo vệmôi trường
Tại phiên họp của UBTVQH, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Côngnghệ và Môi trường của Quốc hội đã trình bày Báo cáo giám sát việc thực hiệnchính sách pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề. Theo Chươngtrình giám sát của Quốc hội năm 2011, vào kỳ họp thứ 2 sắp tới, Quốc hội sẽthực hiện giám sát tối cao chuyên đề này.
Về các khu kinh tế (KKT), ông Dũngcho biết, hiện nay ở nước ta có 3 loại hình KKT: KKT ven biển, KKT cửa khẩu vàKKT quốc phòng. Đợt giám sát này tập trung vào 15 KKT ven biển đã được Thủtướng quyết định thành lập cho đến năm 2010.
Qua giám sát, có thể thấy việc xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường ở hầu hết cácKKT hiện nay là rất chậm. Với sự phát triển của các KKT trong tương lai thìnguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ là tất yếu, đến lúc đó việc xử lý ô nhiễm sẽ rấttốn kém và vô cùng khó khăn.
Đoàn giám sát yêu cầu Chính phủ có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt vấn đề này.Về làng nghề, báo cáo nhìn nhận, ô nhiễm môi trường làng nghề là một trongnhững thách thức lớn và rất khó kiểm soát, khó quy hoạch và chưa có biện phápgiải quyết hiệu quả. Nhiều làng nghề rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng,tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng tăng cao…
Đóng góp ý kiến vào Báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sáchPhùng Quốc Hiển cho rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến ô nhiễm môi trường KKT,làng nghề hiện nay là do sự phát triển các KKT, làng nghề một cách tự nhiêntheo kiểu “trăm hoa đua nở”, thiếu quy hoạch, thiếu quản lý. Tham dự phiên họp,Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến cho biết, lĩnh vực bảo vệ môi trường hiệnnay có tới 7 Bộ cùng “quản” chứ không riêng gì Bộ TN-MT. Mặt khác, theo ông,chính quyền địa phương cần phát huy vai trò mạnh mẽ hơn nữa, bởi đây là cấp gầndân hơn cả.
Quyết tâm giữ đất lúa
Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển đã trình bày với UBTVQHTờ trình của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sửdụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia. Chính phủ quán triệt quan điểm quảnlý chặt chẽ, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và bềnvững. Đặc biệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải duy trì và bảo vệ nghiêmngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội chochuyển đổi 308.000ha đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác; giữ tổngdiện tích đất trồng lúa trên 3,81 triệu ha trong kế hoạch 5 năm 2011 –2015 (các địa phương đề xuất nhu cầu chuyển đổi tới 500.000ha đất lúa sang sửdụng vào các mục đích phi nông nghiệp hoặc chuyển cơ cấu cây trồng vật nuôi,đồng nghĩa với việc tổng diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 chỉ còn trên 3,6triệu ha). Sau năm 2015, căn cứ thực tế của từng địa phương, nếu cần thiết mớiđiều chỉnh lại chỉ tiêu này khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016 – 2020.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng đã trình bày Báo cáo thẩm tra vềvấn đề này. Theo đó, Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất giữ diện tích đất lúaở mức 3,81 triệu ha của Chính phủ. Tuy nhiên, do nhiều địa phương có nhu cầuchuyển đổi đất lúa sang sử dụng vào mục đích khác, nên để giữ được 3,81 triệuha đất lúa đòi hỏi nỗ lực lớn của toàn bộ hệ thống chính trị. Cần khoanh địnhrõ diện tích đất trồng lúa để bảo vệ nghiêm ngặt, quy định trách nhiệm rõ ràngvà điều kiện chặt chẽ khi chuyển đổi.
Về nhóm đất phi nông nghiệp, UB Kinhtế yêu cầu Chính phủ cân nhắc rất kỹ phần diện tích dành cho khu, cụm côngnghiệp (từ 72.000ha lên đến 200.000 ha vào năm 2020) và yêu cầu căn cứ vào tỷlệ lấp đầy của các khu công nghiệp trong phạm vi địa phương và các vùng lâncận.
Bày tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đềnày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phân tích cụ thể việc chuyểnđổi 308.000ha đất lúa sang sử dụng vào những mục đích gì? “Nếu chuyển 100.000hađất lúa sang đất công nghiệp chẳng hạn thì sẽ “vỡ” rất nhiều quy hoạch đấtkhác, vì công nghiệp sẽ còn kéo theo đất ở, đất giao thông, đất trường học, ytế… ở quanh đó”, Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở.
Có cùng băn khoăn về tính khả thicủa việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan TrungLý yêu cầu nâng cao vai trò của Quốc hội trong xem xét, quyết định các vấn đềliên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo Tờ trình của Chính phủ, trong 10 năm qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp tăng (từ 9.570ha lên 10.126ha) song tại một số địa phương, diện tích lúa nước giảm với tốc độ tương đối nhanh. Mỗi năm Cà Mau giảm 6.200ha, Bạc Liêu 5.400ha, TPHCM 2.700ha, nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc cũng giảm trên 1.000 ha/năm. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ cấu sử dụng đất trong đô thị chưa hợp lý, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13% (yêu cầu từ 20% – 25%). Đất dành cho giao thông tĩnh cũng thấp dưới 1%, trong khi yêu cầu là từ 3% – 3,5%... |