Phiên họp Chính phủ thướng kỳ tháng 5: Cần khắc phục 4 vấn đề lớn

02/06/2010 10:36

Ngày 1/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 nhằm thảo luận, đánh giá tình hình KTXH tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay, đồng thời phân tích những tác động đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để có những bước đi và giải pháp hiệu quả nhất cho nền kinh tế...

Ngày 1/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 nhằm thảoluận, đánh giá tình hình KTXH tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay, đồng thời phântích những tác động đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) để có những bước đi và giải pháp hiệu quả nhất chonền kinh tế.

Theo đánh giá của các thành viênChính phủ: KTXH tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay tiếp tục có chuyển biến tích cựcvà khá toàn diện. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5tăng 0,27%, mức tăng thấp trong vòng 5 năm gần đây. Thu chi ngân sách nhà nướcđạt cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Khu vực dịch vụ tiếp tục đà tăngtrưởng nhanh, nhất là lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5lên tới 440.000 lượt khách, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Sản xuấtcông nghiệp 5 tháng đầu năm nay cũng tăng trưởng 13,6%, cao hơn gấp 3 lần cùngkỳ năm ngoái và tăng cao hơn so với kế hoạch đề ra….

Tuy nhiên, giá cả nguyên liệu đầuvào và nhập khẩu tăng, tình trạng thiếu lao động phổ thông trong một số ngànhcũng như mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn còn cao là những khókhăn cần được giải quyết kịp thời, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sảnxuất kinh doanh, tăng giá trị xuất khẩu và giảm nhập siêu.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng phân tích 4 vấn đề lớn nổi lên các bộ cần lưu ý để tậptrung khắc phục, đó là nhập siêu vẫn còn cao, thị trường bất động sản tăng nóngtheo kiểu đầu tư bong bóng, tình trạng thiếu điện ảnh hưởng trực tiếp đến sảnxuất và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng tiếptục theo dõi diễn biến của kinh tế thế giới để có phản ứng chính sách kinh tếkịp thời; bám sát các Nghị quyết điều hành KTXH của Chính phủ nhằm phấn đấu đạtcho được các chỉ tiêu KTXH đã đề ra trong năm nay. Các bộ trưởng dành thời gianxây dựng và ban hành cơ chế chính sách, nhất là ban hành các rào cản thương mạiphù hợp với cam kết quốc tế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, phát triển côngnghiệp phụ trợ, xây dựng nông thông mới, phát triển công nghệ thông tin, đàotạo nguồn nhân lực cũng như xây dựng danh mục sản phẩm trọng điểm quốc gia…

Các bộ, ngành duy trì giao ban đểkịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩugắn với tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Côngthương chỉ đạo quyết liệt đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất. Ngân hàng Nhànước phải quyết liệt thực hiện các biện pháp giảm lãi suất tín dụng gắn với giữổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ.

Các bộ, ngành và các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường giá cả, không để đầucơ, tùy tiện nâng giá, kiểm soát hàng giả và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm;phân tích thị trường bất động sản để có quản lý chặt chẽ hơn, không để tìnhtrạng đầu tư theo kiểu bong bóng…


Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngànhvà các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách phúc lợi và an sinhxã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ; tăng cườngcông tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạotổ chức sơ kết 3 năm triển khai đào tạo theo nhu cầu để từ đó xây dựng chươngtrình, kế hoạch cụ thể lĩnh vực này trong 5 năm tới.

Một vấn đề quan trọng khác tại phiênhọp Chính phủ thường kỳ tháng 5, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về nhữngtác động đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO.

Theo nhận đinh; Gia nhập WTO đã tácđộng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; thúc đẩy xây dựng và hoànthiện thể chế kinh tế thị trường, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và đẩymạnh xuất khẩu, đa dạng thị trường hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao…

Quá trình Việt Nam ra nhập WTO cũngbộc lộ những yếu kém như chưa quản lý chặt vấn đề môi trường với đầu tư pháttriển, chưa có chính sách điều chỉnh hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực giátrị gia tăng cao, chưa có phản ứng chính sách thương mại kịp thời bảo hộ sảnxuất…

Trên cơ sở ý kiến tại phiên họp này,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu từng bộ, ngành kiểm điểm rõ từng lĩnh vựcliên quan sau 3 năm gia nhập WTO. Từ đó xây dựng và ban hành Nghị quyết củaChính phủ nhằm tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi và giải pháphiệu quả nhất cho nền kinh tế….

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã choý kiến về dự án Luật kiểm toán độc lập và dự án Luật đo lường.

Q.S (TheoVOV News)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phiên họp Chính phủ thướng kỳ tháng 5: Cần khắc phục 4 vấn đề lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO