Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2013: Kiên định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

26/05/2013 22:11

Ngày 26/5, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp thường kỳ tháng Năm, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm nay và bàn các giải pháp những tháng tiếp theo với trọng tâm là tiếp tục tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh...

Ngày 26/5, tại Trụ sở Chính phủ,dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp thường kỳ thángNăm, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm nay và bàn các giảipháp những tháng tiếp theo với trọng tâm là tiếp tục tập trung ổn định kinh tếvĩ mô, kiềm chế lạm phát và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trìPhiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2013. (Ảnh: Đức Tám/TXVN)

Kinh tế-xã hội tiếp tục chuyến biếntích cực


Thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, các thành viên Chính phủ đánh giá, trong5 tháng đầu năm nay, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai, cụ thể hóa cácgiải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Nghị quyết số01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ và Nghị quyết các phiên họp thườngkỳ của Chính phủ để đưa vào cuộc sống. Nhờ vậy, kinh tế vĩ mô tiếp tục đạt đượckết quả tích cực, đúng hướng; lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổnđịnh; lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn chohoạt động sản xuất kinh doanh...


Nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Năm này giảm nhẹ 0,06% so với thángtrước (là tháng thứ 2 có mức tăng CPI âm trong vòng 5 tháng đầu năm). So vớitháng 12/2012, CPI tháng Năm năm nay tăng 2,35%, là mức tăng thấp nhất trong 4năm qua.


Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 49,94tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI đăng ký ước đạt khoảng8,52 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ, vốn thực hiện ước đạt 4,58 tỷ USD,tăng 1,6%... Bên cạnh đó, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; đời sống củangười dân, đặc biệt là những người nghèo, người dân tộc thiểu số, người mất việclàm được quan tâm. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững…


Khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ đã chỉ ra những hạnchế mà nền kinh tế cần tập trung khắc phục. Trong đó, nổi lên là cả khu vực nông,lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng đều gặp nhiều khó khăn.Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản giảm sút. Sản xuất công nghiệp,nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo phục hồi chậm do sức mua giảm, tiêu thụchậm. Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay chậm được thu hẹp. Táicấu trúc ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng nhưtháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản chậm được giải quyết.


Tháo gỡ khó khăn, duy trì tăng trưởng


Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ kiến nghị cần quyết liệt hơnnữa trong tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanhnhằm duy trì đà phục hồi tăng trưởng, thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởngđã đề ra cho năm nay. Trước mắt, tiếp tục rà soát, kịp thời điều chỉnh những cơchế, chính sách không còn phù hợp; tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên,tìm đầu ra cho sản phẩm, giảm hàng tồn kho, nâng cao khả năng cạnh tranh củasản phẩm... Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, củng cốvà mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện tái cơ cấuđầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng nhằm tạo tiền đề chophục hồi tăng trưởng kinh tế trong dài hạn...


Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề xuấtcần quan tâm nhiều hơn nữa đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trườngbất động sản vì đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để tháo gỡ khókhăn cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các doanh nghiệp liênquan.

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết ngoài việc đẩy mạnh bổ sung, hoàn thiệncơ chế, chính sách, hiện nay Bộ Xây dựng đang tập trung mạnh vào cấu trúc lạicác dự án bất động sản, cơ cấu lại sản phẩm bất động sản để phù hợp với nhu cầucủa người có thu nhập thấp, có nhu cầu thực sự về nhà ở. Hiện đã có 56 dự án nhàở thương mại được chuyển đổi thành dự án nhà ở xã hội.


Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các thành viênChính phủ phối hợp chặt chẽ, chủ động trong công tác thông tin, chất vấn và trảlời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đang diễn ra; chú trọng các giảipháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; chủ động hơn trong ngăn chặntình trạng buôn lậu gia cầm ở khu vực biên giới...


Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt hơn trongviệc lý nợ xấu; linh hoạt hơn trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến chínhsách tiền tệ, tín dụng, đồng thời kiến nghị cho phép tăng phát hành trái phiếuChính phủ đối với một số dự án giao thông trọng điểm, những công trình đangtriển khai dang dở.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh cần quan tâm thực hiện các giải pháp tăngcường khả năng tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanhnghiệp xuất khẩu; đề nghị các cơ quan chức năng cần làm tốt hơn nữa công tácquản lý giá, đặc biệt là quản lý giá đối với mặt hàng nông sản cũng như tăng cườngcông tác quản lý các hiệp hội.

Bên cạnh đó, ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ đề xuất chú trọng hơn nữa côngtác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là laođộng nông thôn, lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạtđộng, các hộ bị thu hồi đất ở, đất sản xuất; tăng phát hành trái phiếu Chínhphủ cho y tế; theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, triển khai các biệnpháp kiểm soát phòng chống dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi; tăng cườngcác biện pháp nhằm bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông;chủ động nắm tình hình và có phương án đối phó với diễn biến phức tạp của thiêntai, biến đổi khí hậu...


Kiên định mục tiêu


Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Văn phòng Chính phủ tổnghợp các ý kiến của các thành viên Chính phủ, đánh giá khách quan, không tô hồng,khẳng định những mặt đã làm được để tiếp tục triển khai những tháng tiếp theo.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không chủ quan, lơlà trong thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, coi đâylà tiền đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện các mục tiêu khác. Bên cạnhviệc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, phảithực hiện cho được mục tiêu tăng trưởng, song phải là tăng trưởng bền vững; khôngvì tăng trưởng trước mắt mà đẩy lạm phát cao trở lại và làm ảnh hưởng tới táicơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.


Chỉ đạo những nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành,địa phương tiếp tục bám sát mục tiêu đã đề ra trong các Nghị quyết của Trungương, Quốc hội và Chính phủ; trong đó tập trung khắc phục cho được những mặtcòn hạn chế; đưa nhanh chủ trương, chính sách vào cuộc sống nhằm thúc đẩy thựchiện các mục tiêu trên các lĩnh vực. “Lần đầu tiên chúng ta ban hành Nghị địnhvề quản lý vàng, đây là vấn đề rất khó nhưng phải kiên quyết vì ổn định nền kinhtế của đất nước và huy động nguồn lực này để phát triển... Qua thực tiễn triểnkhai chúng ta đã dần đưa thị trường vàng vào ổn định,” Thủ tướng dẫn chứng.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục ổn định giá cả, giảm lãisuất cho những lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là hướng tăng trưởng tín dụng cho cáclĩnh vực ưu tiên, có đầu ra, có thị trường như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ,những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh tớisự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Mặt khác, chú trọng việc hỗ trợ, thúcđẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bởi đây là trụ cột của nền kinh tế; trongđó tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay đểphát triển sản xuất và tiếp tục thực hiện sâu rộng chính sách tạm mua dự trữ cũngnhư thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ khác đối với người nông dân, tránhnhững thiệt hại kinh tế xảy ra.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo công tác quảnlý thu ngân sách, chống thất thu; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm vàhiệu quả; rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, triệt để thực hành tiết kiệm,chống lãng phí nhất là trong mua sắm công, hội họp, tiếp khách...


Về xử lý nợ xấu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ hiện cơ chế, chính sách đã đượcban hành đầy đủ, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tích cực chỉ đạo triển khai thựchiện việc xử lý nợ xấu, dứt khoát không được để xảy ra các tiêu cực phát sinh.Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sátnhằm bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. và kiểm soát chặt chẽ hoạt động thị trườngvàng.


Liên quan đến sự cố mất điện tại 22 tỉnh, thành phố phía Nam, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng nhấn mạnh phải tập trung khắc phục sự cố, nghiêm túc kiểm điểm nguyênnhân, trách nhiệm để xảy ra sự cố và rút kinh nghiệm để không lặp lại sự cốđáng tiếc tương tự. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tính toán,cân đối, đảm bảo đủ sản lượng điện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầusinh hoạt của người dân.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thựchiện tái đầu tư công, tránh đầu tư dàn trải cũng như đẩy mạnh tiến độ triển khaithực hiện các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia, nhất là đối với các dự án nănglượng và giao thông huyết mạch. Tiếp tục quan tâm thu hút đầu tư, nhất là đầutư FDI, tập trung thực hiện tốt các giải pháp khắc phục tình trạng quá tải bệnhviện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông, phòngchống tội phạm... Quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh thông tin,an toàn hệ thống mạng; đề xuất các hình thức xử lý nghiêm khắc các hành vi lợidụng mạng Internet để bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc tình hình đất nước, gây phươnghại đến lợi ích của nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các thành viên Chính phủ chủ động, phốihợp chặt chẽ trong công tác chuẩn bị, cung cấp thông tin, trả lời chất vấn tạikỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đồng thời chủ động trong cung cấp thông tin chobáo chí trung thực, khách quan về mọi mặt của tình hình kinh tế-xã hội của đấtnước nhằm tạo sự đồng thuận, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đềra.


Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã nghe và cho ý kiến về dự án Luật sửađổi, bổ sung một số điều về Luật Giao thông đường thủy nội địa và Tờ trình dựán Pháp lệnh Cảnh sát cơ động.

NguồnTTXVN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2013: Kiên định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO