Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có bài viết với tiêu đề "Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta". Trang Điện tử Báo Đắk Nông trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết quan trọng của Thủ tướng.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủtướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có bài viết với tiêu đề "Phát triểnnhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinhtế - xã hội của đất nước ta". Trang Điệntử Báo Đắk Nông trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết quan trọng của Thủ tướng.
Quan niệm phát triển bền vữngxuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ 20, được phổ biến rộng rãi vào năm1987, với hàm ý tổng quát là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu củahiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ maisau. Đây là quá trình phải bảo đảm có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòagiữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệmôi trường.
Trong hai thập kỷ qua, trên bìnhdiện quốc tế, vấn đề phát triển bền vững ngày càng được đặc biệt quan tâm, trởthành yêu cầu phát triển của toàn cầu. Đã có không ít hội nghị thượng đỉnh thảoluận về chủ đề này và đưa ra nhiều văn kiện, quyết sách quan trọng.
Ở nước ta, quan điểm phát triểnnhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương,nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảngta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xãhội”. Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 –2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằngxã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII nêu bài học “Tăngtrưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huybản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Chiến lược Phát triển kinhtế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định “Phát triểnnhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Đại hội X nêu bài học về pháttriển nhanh và bền vững, trong đó ngoài các nội dungphát triển kinhtế, xã hội, môi trường còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người,thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006 -2010 là “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao vàbền vững hơn, gắn với phát triển con người”.
Như vậy, quan điểm phát triển nhanhvà bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoànthiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điềuhành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Nhà nước tacũng đã có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững.
II
Trong mười năm qua, thực hiện Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, nước ta đã đạt được những thànhtựu to lớn và rất quan trọng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quânđạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khuvực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.200 USD, vượt qua ngưỡngnước đang phát triển có thu nhập thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tíchcực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, cáccân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, thâm hụt ngân sách và nợ quốc giađược kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhândân được cải thiện tốt hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm quatăng khoảng 2,3 lần. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật,được quốc tế đánh giá cao. Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảmtừ 2,3 lần năm 1999 xuống còn 2 lần năm 2008. Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chămsóc; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 33,8% xuống còn dưới 18%.Tuổi thọ bình quân tăng từ 67 lên 72 tuổi. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáodục trung học cơ sở. Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên,năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nước trung bình cao trên thế giới. Mức hưởng thụvăn hoá, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệthống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Cùng vớinhững kết quả to lớn trong việc xã hội hoá phát triển các lĩnh vực xã hội, ngânsách nhà nước chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng lên; bảo hiểm y tế đượcmở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm 2010. Bình đẳng giới cónhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và giữ các trọng trách trong hệthống chính trị ngày càng cao. Năm 2008, nước ta đã hoàn thành hầu hết các Mụctiêu Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015.
Công tác bảo vệ môi trường được quantâm và có mặt được cải thiện. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng, xãhội cởi mở và đồng thuận hơn. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Chính trị - xãhội ổn định. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi; thế và lực của nước tavững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao;tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao chấtlượng cuộc sống của nhân dân.
Bên cạnh những kết quả nêu trên,trong sự phát triển cũng còn nhiều yếu kém, bất cập. Những thành tựu đạt đượcchưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranhcủa nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố pháttriển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Huy động vàhiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều;hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khaithác và sử dụng tài nguyên chưa thật hợp lý và tiết kiệm. Các cân đối kinh tếvĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại cònlớn, lạm phát còn cao. Môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội cònnhiều bất cập, một số mặt vẫn còn bức xúc; tệ nạn xã hội có chiều hướng giatăng; ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêm trọng; tham nhũng chưa bị đẩylùi; chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề cònyếu kém và chậm được cải thiện; các bệnh viện bị quá tải, chất lượng dịch vụ ytế còn thấp.
Những hạn chế, yếu kém trên đây cóphần do nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nổi lênlà: Quan điểm phát triển bền vững chưa được nhận thức sâu sắc và thể hiện mộtcách cụ thể, nhất quán trong hệ thống chính sách, quy hoạch, kế hoạch và cáccông cụ điều tiết. Trong quản lý, điều hành còn thiên về tốc độ tăng trưởng màchưa coi trọng đúng mức đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của sự pháttriển; chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những vấn đề xã hộibức xúc. Quá trình lập quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hộivà xây dựng, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường chưa có sự kết hợp chặtchẽ, lồng ghép hợp lý. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vững chưađược thiết lập rõ ràng và có hiệu quả. Quyền làm chủ của nhân dân, nhất là dânchủ trực tiếp chưa được phát huy đầy đủ.
III
Từ thực tiễn nêu trên, dự thảo Chiếnlược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nêu bài học “Đặc biệt coi trọngchất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển… giải quyết hài hòa mốiquan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng” và xác định “Phát triểnnhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyênsuốt trong Chiến lược”, với các nội dung chủ yếu là “Phải phát triển bềnvững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chấtlượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng pháttriển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kếthợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừngchất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đicùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Nước ta có điều kiện phát triển nhanhvà yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết; phát triển bền vữnglà cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triểnbền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quyhoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.Phải đặc biệtquan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh,bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảmcho đất nước phát triển nhanh và bền vững.”
Để hiện thực hoá quan điểm pháttriển nhanh và bền vững, phải thực hiện đồng bộ các định hướng phát triển đãnêu trong dự thảo Chiến lược, trong đó cần tập trung thực hiện có hiệu quả cácnhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, bằng các giải phápvà sức mạnh tổng hợp, kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường hoà bình và điều kiện thuận lợi chosự phát triển đất nước. Đây là điều kiện tiên quyết nhất cho sự phát triển nhanh vàbền vững và cũng là một lợi thế của đất nước ta.
Hai là,bảo đảm ổn định kinh tếvĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững an ninh lương thực, an ninhnăng lượng và sự hoạt động an toàn, hiệu quả của các định chế tài chính.
Thế hệ chúng ta đã từng chứng kiếnnhững cuộc khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, mới đây là cuộckhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xẩy ra trong các năm 2007 -2009 và cuộc khủng hoảng nợ công ở một số nước hiện nay. Những cuộc khủng hoảngnày là hậu quả của sự phát triển không bền vững, gây mất ổn định toàn cầu vàtác động đến tăng trưởng của hầu hết các quốc gia, kinh tế thế giới suy giảm,thất nghiệp gia tăng, xung đột xã hội lan rộng...
Ở nước ta, cùng với những bất cập,yếu kém trong quản lý vĩ mô, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, lạm phát tăngcao, tốc độ tăng trưởng suy giảm, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Kinh nghiệmquốc tế cũng như của nước ta những năm qua cho thấy giữ vững an ninh lương thực,an ninh năng lượng, an ninh tài chính, kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tếvĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn vừa là tiền đề để tăng trưởng nhanh vừa là nộidung của tăng trưởng bền vững, trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lýkinh tế của bất cứ quốc gia nào.
Ba là, huy động và sử dụngcó hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng cao đồng thời nângcao chất lượng tăng trưởng.
Bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, ổnđịnh và không ngừng nâng cao chất lượng tăng trưởng là yếu tố quyết định nhấtđể phát triển nhanh và bền vững. Có đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đất nướcmới phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước, mới tạo được nguồn lựcđể phát triển các lĩnh vực xã hội, phát triển con người, đầu tư phát triểnnhững khu vực khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trongnước, mở rộng hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội. Với ưu thế về nguồn lực con người, chính trị xã hội ổn định,vị trí địa - kinh tế thuận lợi, lại là nước đi sau, chúng ta có điều kiện đểphát triển nhanh. Mặt khác, có nâng cao chất lượng tăng trưởng mới tăng đượchiệu suất sử dụng vốn và sức cạnh tranh của nền kinh tế, mới mở rộng được thịtrường tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trên cơ sở đó,tạo ra giá trị gia tăng lớn cho đất nước, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nềnkinh tế, bảo đảm nguồn lực cho tăng trưởng cao và ổn định trong dài hạn.
Để tăng trưởng cao, đạt tốc độ bìnhquân 7 - 8%/năm, phải tháo gỡ mọi cản trở về thể chế và thủ tục hành chính,giải phóng và phát triển mạnh lực lượng sản xuất gắn với nâng cao trình độ khoahọc, công nghệ. Phải tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế tư nhân - thành phầncó tốc độ tăng trưởng cao nhất và tạo nhiều việc làm nhất. Mặt khác, phải đổimới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, để doanh nghiệpnhà nước trở thành công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách cơ cấu vàđịnh hướng tổ chức thị trường. Phải thực hiện đa sở hữu, công khai minh bạch,nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quan trọng hơn là đặt doanh nghiệpnhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trongcơ chế thị trường. Chỉ có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của doanh nghiệpnhà nước và sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước mới không chèn lấn cácnguồn lực để phát triển khu vực tư nhân - một động lực chủ yếu của tăng trưởng.
Nâng cao hiệu quả đầu tư công là mộtyếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng tăng trưởng. Trong mười năm tới, cần tậptrung hơn nữa đầu tư phát triến hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồngbộ, từng bước hiện đại, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững. Hoànthiện cơ chế giám sát và tăng cường công tác giám sát đầu tư. Kiên quyết và cóbiện pháp mạnh mẽ chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư.
Yêu cầu cấp bách trong thời kỳ chiếnlược tới là thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế trên cả ba nội dung chính: (1)tái cấu trúc các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế, phát triểncông nghiệp hỗ trợ. Phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiềurộng, dựa vào sự gia tăng vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng thấp hiện naysang kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiềusâu trên cơ sở áp dụng các tiến bộ về khoa học, công nghệ, chất lượng nguồnnhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại. Trong mười năm tới, nhất là trong nhữngnăm đầu của thời kỳ chiến lược, chúng ta chưa thể từ bỏ hoàn toàn mô hình tăngtrưởng theo chiều rộng. Vì, để tăng trưởng theo chiều sâu phải sử dụng côngnghệ hiện đại và phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là quá trình tíchluỹ vốn và phát triển nguồn nhân lực trong từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế.Hơn nữa, phát triển bền vững phải gắn với yêu cầu giải quyết việc làm và toàndụng lao động trong khi nguồn lao động thiếu việc làm còn nhiều, nhất là ở khuvực nông thôn. Tuy nhiên, phải hành động khẩn trương, kiên quyết tạo lập đồngbộ các tiền đề để chuyển mạnh sang tăng trưởng theo chiều sâu ngay trong nhữngnăm đầu của thời kỳ chiến lược, trước hết là ở những lĩnh vực khoa học, côngnghệ phát triển nhanh và nước ta có điều kiện. Đây là con đường cơ bản nhằmnâng cao chất lượng tăng trưởng; (2) tái cấu trúc các doanh nghiệp, xây dựnglực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, hiệu quả và cósức cạnh tranh cao; (3) điều chỉnh chiến lược thị trường, coi trọng hơn thịtrường trong nước đi đôi với việc tiếp tục đa dạng hoá, mở rộng thị trường nướcngoài.Thực hiện tốt các nội dung trên đây, chẳng những nâng cao đượcchất lượng tăng trưởng, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, hạn chế đượccác tác động tiêu cực trước những biến động từ bên ngoài, bảo đảm cho đất nướcphát triển bền vững mà còn tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giátrị toàn cầu, một xu thế phát triển trong nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhậpquốc tế.
Cùng với việc hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường, cải cách hành chính, cần phát huy có hiệu quả chức năngkiến tạo phát triển của nhà nước, nhất là trong thời kỳ đầu đẩy mạnh côngnghiệp hoá, thể hiện trong việc đề ra chính sách cơ cấu và định hướng pháttriển vùng đúng đắn.
Bốn là, phát triển các lĩnhvực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hộitrong từng bước và từng chính sách phát triển.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xãhội, yếu tố làm nên giá trị ổn định, lâu bền của một quốc gia, hình thành bảnsắc riêng có của một dân tộc. Văn hoá làm nên nguồn lực xã hội to lớn, thấm sâuvào quá trình phát triển. Sự phát triển của một thời đại ở bất kỳ quốc gia nàođều có dấu ấn khai sáng của văn hoá. Trên nền tảng văn hoá, con người không chỉgiải quyết mối quan hệ với đồng loại, ứng xử với môi trường thiên nhiên trongđời sống hiện tại mà còn giải quyết mối quan hệ với các thế hệ tương lai trongquá trình phát triển. Với ý nghĩa này, văn hoá không chỉ là kết quả của pháttriển nhanh, bền vững mà còn là yếu tố tạo nên sự phát triển nhanh, bền vững.Phải đặt yêu cầu phát triển văn hóa ngang tầm và hài hòa với phát triển kinhtế. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Pháttriển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốtđẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại để văn hoá thựcsự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội là nội dung rất quan trọng của phát triển bền vững. Đây còn là tiêu chí thểhiện bản chất của chế độ ta. Sự bất bình đẳng và phân hoá giàu nghèo ở mức caotạo nên xung đột xã hội ở không ít các quốc gia trên thế giới, làm suy giảmtăng trưởng. Vì vậy, Đảng ta chủ trương phải thực hiện tiến bộ và công bằngxã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Chúng ta sẽ tậptrung hơn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa các nguồn lực và phươngthức để thực hiện giảm nghèo bền vững. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật,đồng thời hạn chế phân hoá giàu nghèo, chủ yếu thông qua chính sách điều tiếtthu nhập, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội và an sinh xã hội đa dạng, ngàycàng mở rộng và hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân phối trong các doanhnghiệp, chính sách tiền lương, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội.
Tập trung sức phát triển giáo dục vàđào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề để có nguồn nhân lực chất lượngcao, cơ cấu hợp lý nhằm đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyểnđổi mô hình tăng trưởng. Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượngcông tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Tập trung chỉ đạo kiên quyết, đồngbộ và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để bảo đảm đạt được những chuyểnbiến rõ rệt, vững chắc trong công tác phòng chống tham nhũng, tệ nạn xã hội vàtai nạn giao thông.
Năm là, phát huy quyền làmchủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xâydựng xã hội đồng thuận, cởi mở.
Thực hiện dân chủ là một thành tốcủa phát triển bền vững, được Đảng ta nêu rõ tại Đại hội Đảng lần thứ X, nhằmhoàn thiện, làm phong phú thêm nội dung phát triển bền vững. Điều nàyxuất phát từ luận điểm rất quan trọng: con người vừa là mục tiêu vừa là chủthể của phát triển. Nguồn lực con người là lợi thế cạnh tranh dài hạn, làyếu tố quyết định sự phát triển của một quốc gia. Thực hành dân chủ rộng rãi sẽphát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đóng góp vào sự phát triển nhanh vàbền vững của đất nước. Dân chủ càng cao thì đồng thuận xã hội càng sâu, sứcmạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng được củng cố vững chắc.
Để phát huy dân chủ, làm cho dân chủtrở thành nguồn lực phát triển, phải bảo đảm hai điều kiện: (1) tạo cơ hội chomọi người được học tập, xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí; (2) thựchiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua các thiết chế bảo đảm dân chủ trongmọi mặt của đời sống xã hội, mở rộng dân chủ trực tiếp. Dân chủ phải gắn với kỷluật, kỷ cương.
Có thể nói nhà nước pháp quyền, kinhtế thị trường đi liền với bảo đảm phúc lợi - an sinh xã hội và dân chủ xã hộichủ nghĩa là 3 trụ cột chính trong tiến trình phát triển của đất nước ta dướisự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực. Cả 3trụ cột này phải mạnh và có sự phát triển tương thích, đồng bộ. Một trụ cột yếusẽ cản trở sự vận động của các trụ cột khác và ảnh hưởng đến sự phát triểnchung.
Sáu là, tăng trưởng kinh tếphải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.
Bảo vệ và cải thiện môi trường làmột nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Môi trường bị ô nhiễm,tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn và tình trạng sa mạchoá, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng… làm thu hẹp không gian sinh tồncủa con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà cònđe doạ sự phát triển của các thế hệ tương lai.
Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễmmôi trường và những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nhữngthách thức to lớn. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cảithiện môi trường; chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng côngnghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung cótác động mạnh nhất đến phát triển bền vững, phải được thể hiện trong toàn bộ kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực, ởtừng địa phương, đơn vị.
*
* *
Thực hiện có hiệu quả phát triểnkinh tế - xã hội nhanh và bền vững đòi hỏi phải tạo được sự chuyển biếncó tính cách mạng, thấu suốt về nhận thức, đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quántriệt trong mọi chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án và chương trình hànhđộng; tổ chức thực hiện quyết liệt ở tất cả các ngành, các cấp với sự đồngthuận tham gia của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và mọingười dân trong cả nước.
Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng,dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kếttoàn dân tộc với sự điều hành có hiệu quả của Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực củatoàn dân, toàn quân, nhất định đất nước ta sẽ bước vào một thời kỳ mới pháttriển nhanh và bền vững.
Q.S (TheoChinhphu.vn)