Pháp luật

Phát sinh tranh chấp vì nhận khoán vườn cà phê ở Đắk Nông

Hoàng Thanh 28/11/2024 07:10

Một người dân nhận chăm sóc vườn cà phê trong 5 năm. Tuy nhiên, chưa được 2 năm thì xảy ra tranh chấp, khởi kiện ra tòa án.

Báo Đắk Nông vừa nhận được đơn tố cáo của ông Nguyễn Xuân Trường ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) về việc bị người khác hủy hoại tài sản, chiếm vườn cà phê nhận khoán.

z6045112729706_5ca66a607f457f17b99dba3cdb6ade06(1).jpg
Khu vườn ông Trường nhận khoán tại thôn Tân Tiến, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong

Theo đơn, tháng 11/2022, ông nhận chăm sóc khoán vườn cà phê mới trồng của bà Nguyễn Thị Dung ở TP. Hồ Chí Minh. Tổng diện tích vườn cà phê 4ha, tại thôn Tân Tiến, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong. Thời gian nhận khoán 5 năm.

Theo hợp đồng, 2 năm đầu, ông Trường phải tự đầu vốn làm cỏ, làm cành, bón phân, tưới… cho vườn cà phê. Đến năm thứ 3, chủ vườn mới trả 30 triệu/ha.

z6045115680999_2a801af439be02df2a7c7396195a1f5d(1).jpg
Vườn cà phê được Nguyễn Xuân Trường ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) nhận chăm sóc

Do rẫy xa nguồn nước nên để có nước tưới, ông Trường đã phải đào một ao chứa nước để tưới cho cà phê. Ao chứa nước có diện tích 6m x 14m, sâu 2,5m, tổng chi phí đầu tư hết 5,3 triệu đồng.

Trước khi ông Trường nhận khoán, vườn cà phê đã bị bỏ chăm sóc khá lâu. Do đó, ông Trường phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để khôi phục.

Cụ thể, ông phải làm lại đường vào vườn, phát cỏ, sau đó làm cành, bón phân, tưới nước. Tổng chi phí ông đầu tư cho vườn cà phê theo ông Trường hết khoảng 370 triệu đồng.

Vụ cà phê năm 2022, ông Trường thu được vài chục bao cà phê tươi. Năm nay, sau khi chăm sóc bài bản, cà phê khôi phục trở lại, sản lượng ước khoảng 10 tấn nhân/4ha.

Tuy nhiên, vào tháng 1/2023, một người đàn ông tên Lâm ngang nhiên đến chiếm vườn cà phê mà ông Trường nhận khoán. Khi được hỏi thì ông Lâm cho biết, ông này làm thuê cho ông Trần Văn Quyết. Còn ông Quyết là người nhận khoán chăm sóc vườn cà phê của bà Nguyễn Thị Dung.

Sau đó, ông Quyết đã đe dọa, đuổi ông Trường ra khỏi vườn cà phê. Ngoài ra, ông Quyết còn cho người san lấp ao chứa nước mà ông Trường đã làm trước đó.

Qua tìm hiểu của phóng viên, bức xúc trước sự việc, ông Trường đã làm đơn tố cáo hành vi phá hoại tài sản của ông Quyết tới Công an huyện Đắk Glong.

Ngày 7/11/2024, Công an huyện Đắk Glong gửi cho ông Trường Thông báo số 611/ TB - CQĐT (ĐTTH) về việc trả lời đơn tố giác của công dân.

Công an huyện Đắk Glong khẳng định, sự việc ông Nguyễn Xuân Trường nhận khoán chăm sóc vườn cà phê của bà Nguyễn Thị Dung là thỏa thuận giao dịch dân sự.

Việc bà Dung yêu cầu lấy lại vườn rẫy và giao khoán lại cho ông Trần Văn Quyết khi chưa hết thời hạn thỏa thuận là vi phạm giao dịch dân sự. Do đó, Công an huyện Đắk Glong không can thiệp xử lý.

Không đồng tình với thông báo của Công an huyện Đắk Glong, ông Trường tiếp tục tố cáo hành vi hủy hoại tài sản đối với ông Quyết đến các cơ quan chức năng.

Đối với việc bà Dung vi phạm hợp đồng giao khoán vườn cà phê, ông Trường đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Đắk Glong. Ông Trường yêu cầu bà Dung phải trả tiền công, phân bón, chăm sóc vườn cà phê từ khi nhận khoán đến nay.

Theo tìm hiểu, khi nhận khoán vườn cà phê của bà Dung, ông Trường thông qua một người môi giới tên là Trận. Khi ký hợp đồng bà Dung, ông Trận (người hàng xóm, môi giới). Tuy nhiên, hợp đồng chỉ làm 1 bản do bà Dung giữ.

z6045115350765_113451d67b497dfadced50e5c8721da1(1).jpg
Năm 2024 vườn cà phê ước thu khoảng 10 tấn nhân

“Tôi cũng nghĩ con người tin nhau là chính, hơn nữa có ông Trận làm chứng nên hợp đồng chỉ làm 1 bản giao cho bà Dung giữ. Khi người ta lật lọng thì việc giải quyết phải cần tòa án và tôi đã thuê luật sư. Việc tôi bức xúc là hành vi phá hoại tài sản và đe dọa, chửi bới tôi của ông Quyết cần phải được làm rõ", ông Trường chia sẻ.

Ao chứa nước trước khi bị ông Quyết cho người san lấp
x
    Nổi bật
        Mới nhất
        Phát sinh tranh chấp vì nhận khoán vườn cà phê ở Đắk Nông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO