Ba ngôi mộ táng thuộc văn hoá Phùng Nguyên có niên đại 4.000 năm vừađược tìm thấy tại di tích Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trong vòng 60 năm kể từ khi di chỉnày được phát hiện, đây là đợt khai quật thứ 7, và cũng là đợt khai quật lớnnhất, với kết quả thu được gần 1 tấn hiện vật và nhiều phát hiện khảo cổ quantrọng.
Theo PGS.TS khảo cổ Nguyễn LânCường, trong quá trình khảo cổ các nền văn hoá tiền Đông Sơn, mộ táng thờiPhùng Nguyên rất hiếm tìm thấy, nhất là với một ngôi mộ táng còn nguyên vẹn nhưthế này sau 4.000 năm, thì đây là lần đầu tiên được phát hiện.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Hội Khảo cổhọc VN: “Đây là mộ một phụ nữ tuổi khoảng 30-35. Căn cứ vào văn hoa gốm, vếtthổ hoàng và đặc biệt là tục nhổ răng để làm đẹp chỉ có trong văn hoá PhùngNguyên, đây chắc chắn là một ngôi mộ táng có niên đại trên 4.000 năm”.
Ngôi mộ được bảo toàn nguyên vẹn bởingười xưa đã chôn sâu vào lớp đất sinh thổ, dân gian vẫn gọi là đất cái, vikhuẩn không thể xâm hại, hai ngôi mộ thời Phùng Nguyên còn lại với những bộ hàicốt bị mài mòn nhiều hơn. Ngoài ra, còn 8 ngôi mộ khác thuộc văn hoá Đồng Đậuvà Đông Sơn.
Một phát hiện quan trọng khác, khuvực này còn là một xưởng chế tác bên dòng Hoàng Giang cổ, với bằng chứnglà những vệt than đen chạy dài, tương ứng với dòng chảy.
TS.Lại Văn Tới, Viện khảo cổ học:“Từ trên mặt đất xuống vạch đen là 176cm, chia 4 lớp văn hoá rõ ràng, vạch nâutrở lên là văn hoá Đông Sơn, dưới đây là Gò Mun, dưới nữa là Đồng Đậu và PhùngNguyên”.
Việc tìm thấy vết tích của dòngHoàng Giang cổ, cạnh đó là hệ thống lò nấu đồng, hệ thống dấu chân cột đứngthẳng hàng theo hướng Bắc - Nam được các nhà khảo cổ dự đoán là những mối châncột gia cố đắp luỹ tiền tiêu cho thành Cổ Loa, đã càng khẳng định ý nghĩa củakhu di tích Đình Tràng trong mối liên quan tới văn hoá tiền Thăng Long.
Q.S (TheoVTV)