Gia đình chị Thị Tuân ở bon Bu Dâng, xã Ðắk R’tíh (Tuy Ðức) có 2 ha cao su, 1 ha cà phê, 2 sào lúa nước, nhưng nhà chỉ có 2 lao động chính nên không đủ thời gian để chăm sóc, thu hoạch, còn việc thuê người làm cũng rất khó khăn. Trước tình hình đó, bà con trong bon đã tổ chức đổi công, giúp đỡ gia đình chị trong quá trình chăm sóc vườn tược...
Gia đình chị Thị Tuân ở bon Bu Dâng,xã Ðắk R’tíh (Tuy Ðức) có 2 ha cao su, 1 ha cà phê, 2 sào lúa nước, nhưng nhàchỉ có 2 lao động chính nên không đủ thời gian để chăm sóc, thu hoạch, còn việcthuê người làm cũng rất khó khăn. Trước tình hình đó, bà con trong bon đã tổchức đổi công, giúp đỡ gia đình chị trong quá trình chăm sóc vườn tược. Ðổicông được hiểu đơn giản là chị Thị Tuân đi làm bao nhiêu ngày cho hộ nào thì hộđó sẽ đi làm lại bấy nhiêu ngày cho gia đình chị khi cần người. Không nhữngvậy, khi tham gia đổi công, chị Thị Tuân còn được những người có kinh nghiệm,hiểu biết hướng dẫn việc chăm sóc, cắt tỉa cành, làm chồi, bón phân, phun thuốccho các loại cây trồng đúng kỹ thuật nên ngày càng có thêm nhiều kỹ năng trongsản xuất. Chị Thị Tuân chia sẻ: “Tôi thấy, việc đổi công giữa các hộ gia đìnhvới nhau rất thuận tiện. Bà con không chỉ giúp nhau sản xuất đúng thời vụ màcòn có thể trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, cùng nhau phát triển kinh tế”.
Bà con bon Bu Dâng đổi công, giúp giađình chị Thị Tuân |
Tương tự, nhờ có sự hỗ trợ, giúp đỡcủa bà con trong quá trình đổi công mà gia đình chị Thị Soel ở bon Bu Ðách cũngđã biết nắm bắt kỹ thuật sản xuất, cải tạo thành công 2 ha cà phê, vườn câyphát triển xanh tốt, có nguồn thu nhập ổn định hơn 200 triệu đồng/năm. Chị ThịSoel cho biết: “Nhờ tham gia đổi công với các hộ gia đình trong bon mà tôi đãbiết cách chăm sóc vườn rẫy của gia đình mình. Ngoài việc giảm chi phí, thờigian lao động ra, bà con luôn có dịp cùng nhau trao đổi, chia sẻ các vấn đề củacuộc sống, thấy mô hình nào hay, có hiệu quả thì học tập và áp dụng vào điềukiện thực tế của gia đình mình”. Còn gia đình ông Ðiểu Dơi ở bon Jiêng Ngaihcũng có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phòng trừ sâu bệnh cho ruộng lúa,vườn rẫy của mình bằng hình thức đổi công. Ông Ðiểu Dơi cho biết: “Những ngàyrảnh rỗi, tôi thường đi đổi công cho các hộ gia đình trong bon để học hỏi thêmkinh nghiệm. Khi nhà cần việc thì bà con sẵn sàng đi làm lại cho mình nên khôngphải tốn tiền thuê người làm như trước”.
Theo Hội Nông dân xã Ðắk R’tíh thìnhững năm gần đây, thông qua việc đổi công, ngoài công lao động, đồng bào còngiúp nhau giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn nhau về kỹ thuật trồng trọt,chăn nuôi hiệu quả. Không những biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất mà bà con còn biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nhiều vấn đề trong cuộcsống, nên nhiều hộ gia đình đồng bào trên địa bàn đã thoát nghèo, vươn lên.Hình thức đổi công giúp nhau làm kinh tế thật sự là một trong những cách làmhay và cho hiệu quả tích cực. Thông qua đó, công tác tuyên truyền, phổ biến cácchủ trương, đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước đến với bà con cũng đượcdễ dàng, hiệu quả hơn.
Bài, ảnh: Mỹ Hằng