Tại cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnhđạo huyện Đắk Mil với 83 hộ nông dân điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi trênđịa bàn do huyện tổ chức mới đây, nhiều ý kiến của nông dân cho rằng, cái họcần nhất hiện nay không đơn thuần chỉ dừng lại ở đồng vốn mà còn là những cơchế, chính sách liên quan.
Theo đó, đa phần nông dân đều khẳng định,thời gian qua, tỉnh cũng như huyện đã có những cơ chế, chính sách khuyến khíchnông dân tiên phong trong việc phát triển những mô hình kinh tế mang lại giátrị cao. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với họ là mặc dù đã đượctiếp cận nguồn vốn vay, nhưng đang còn ở mức “nhỏ giọt”, chưa đáp ứng nhu cầu đầutư thực tế. Cụ thể, lượng vốn được vay ở các ngân hàng thương mại thường rấtthấp so với giá trị tài sản thế chấp, trong khi thời hạn vay lại ngắn nên nôngdân rất khó khăn trong quay vòng đồng vốn. Đối với những mô hình kinh tế mới,cần vốn đầu tư nhiều thì việc phải chịu mức lãi suất trần chung, không được hỗtrợ đã khiến nhiều nông dân e ngại trong việc vay vốn để đầu tư. Bởi vì, đaphần các mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao đều cần khá nhiều vốn, nhưngtiềm lực kinh tế của nhiều nông dân hiện còn yếu nên giai đoạn đầu triển khaidự án, nhất là những dự án có thời gian thu hồi vốn lâu gặp rất nhiều khó khăn.Cũng vì nguyên nhân này mà thời gian qua, mặc dù trên địa bàn huyện Đắk Milxuất hiện khá nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, nhưngquy mô còn nhỏ lẻ, dàn trải, chưa mang tính đồng bộ theo hướng chiến lược xâydựng vùng chuyên canh.
Bên cạnh những khó khăn trên, các hộ nôngdân còn phản ánh tình trạng phải chờ đợi lâu trong quá trình vay vốn hoặc chínhcác ngân hàng lợi dụng tâm lý người dân cần vốn để có những cách thức chèn ép.Đơn cử như thời gian qua, nông dân trên địa bàn khi vay tiền ở các ngân hàngthương mại đều phải tuân thủ quy định là phải trả lãi suất trước 6 tháng bằngviệc trừ vào số vốn vay ban đầu. Với quy định này, các nông dân cho rằng, ngânhàng đang chiếm dụng vốn của họ vì đồng vốn chưa đầu tư đã bị tính lãi suất.Ngoài những vấn đề liên quan đến nguồn vốn, nhiều hộ nông dân còn đề xuất cáccấp, ngành chức năng cần hỗ trợ, hướng dẫn quy trình và các quy định về bảo hộthương hiệu cũng như tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức tham quan, họctập các mô hình kinh tế hiệu quả trong và ngoài tỉnh. Theo họ thì thời gianqua, các đợt tham quan, học tập mô hình chủ yếu dành cho cán bộ chứ nông dân,nhất là những nông dân điển hình rất ít được tham gia. Trong khi đó, để pháttriển một mô hình kinh tế thì nông dân chính là người trực tiếp thực hiện.
Theo Hội Nông dân huyện Đắk Mil thì quathực tế cho thấy, rõ ràng trong quá trình sản xuất, nông dân trên địa bàn đangrất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, cả về chính quyền, Hội Nông dân và ngân hàng.Vì vậy, việc tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong phát triển sản xuất,nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích đất, nhất là sản xuất ứng dụngcông nghệ cao là điều hết sức cần thiết. Với trách nhiệm, vai trò của mình,cùng với việc tiếp tục tham mưu cho chính quyền địa phương hoàn thiện một số cơchế, chính sách liên quan, Hội Nông dân huyện cũng sẽ cố gắng giúp nông dân cóthêm cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay, nhất là nguồn vốn hỗ trợ lãi suất. Theođó, trước mắt, Hội sẽ tăng cường việc học tập cho nông dân bằng việc giớithiệu, đưa đi tham quan những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để có thể ápdụng vào thực tế của địa phương, gia đình mình. Mặt khác, những hộ nông dân sảnxuất, kinh doanh giỏi, có uy tín sẽ được Hội lập danh sách để đề nghị UBNDhuyện xác nhận, tác động đến các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn có những ưutiên đặc biệt, cho họ vay số vốn cần thiết, theo nhu cầu để có cơ hội đầu tư,mở rộng sản xuất.
Hà An