Những nữ nghệ sĩ của núi rừng Tây Nguyên

18/04/2013 10:51

Lớn lên trong những âm thanh của rừng đại ngàn, trong nhịp điệu mê đắm của những dàn chiêng, trong các điệu hát dân ca trữ tình, những đêm xoang thâu đêm của mùa lễ hội “ăn năm uống tháng” mà gái trai Tây Nguyên rất có năng khiếu nghệ thuật...

ADQuảng cáo

Lớn lên trong những âm thanh của rừng đại ngàn, trong nhịpđiệu mê đắm của những dàn chiêng, trong các điệu hát dân ca trữ tình, những đêmxoang thâu đêm của mùa lễ hội “ăn năm uống tháng” mà gái trai Tây Nguyên rất cónăng khiếu nghệ thuật.

Tiểu sử Siu Black - Hoạ mi núi rừng

Casĩ Siu Black. Ảnh tư liệu


Ngược dòng thời gian,từ những năm đầu thập kỷ 60, đoàn ca múa Tây Nguyên ở Hà Nội đã làm rung độngbao trái tim bạn bè yêu âm nhạc trong và ngoài nước bằng những ca khúc như ChimPong kle, Cô gái Tây Nguyên, hay làn điệu dân caÊđê, Giarai, Bana, cùng tiếng T'rưng giữrẫy…Các nữ ca sĩ H’Wil (dân tộc Giarai), Kim Nhớ (dân tộc Hrê),H’Benh (dân tộc Bana) với giọng hát nồng nàn,tha thiết; các vũ nữ trong những điệu múa có nguồn gốc từ lao động sản xuất hayvui chơi của dân gian Tây Nguyên như Mùa xuân dệt vải, Ca tu, Roong chiêng, Hộilàng đã có những màn biểu diễn làm say đắm lòng người.

Những thế hệ diễn viênngười Tây Nguyên tiếp theo ở thập kỷ 70 có nhiều gương mặt đã tiếp tục góp phầnghi dấu ấn trong lĩnh vực nghệ thuật như: Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Măng Thị Hội(dân tộc Bana Chăm - Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh), Rơchăm Pheng (dân tộcGiarai - Trường Cao đẳng nghệ thuật quân đội), hai NSƯT của đoàn Bông Sen ÊBanQuý (Êđê), Ðinh Xuân Va (H’rê), NSND Ðinh XuânLa (H’rê - Ðoàn nghệ thuật Ðam San), Hồ Thị Kha Y(Vân Kiều - Trường Văn hóa Nghệ thuật GiaLai)…

ADQuảng cáo

Hoạt động nghệ thuậtcủa các nữ nghệ sỹ Tây Nguyên ngày một phong phú và được đông đảo công chúngkhông chỉ trong tỉnh, trong vùng mà trong cả nước yêu mến. Ca sỹ Siu Black (dântộc Bana) được mệnh danh là con chim sơn ca của đại ngàn Tây Nguyên, người nghệsĩ được hâm mộ bởi tài năng và lòng đam mê nghề nghiệp. Các ca sĩ: Ka Thiếu,Chil Trinh, Karazan Ut (dân tộc K’Ho), Y Nguch (dân tộc Bana) Rchom H’Oanh(Giarai), Măng Linh Nga, Ðinh Thanh Mai (bana)… đều đã từng giành nhiều huychương vàng, bạc trong các hội diễn nghệ thuật chuyên và không chuyên trongtỉnh, hoặc toàn quốc.

Diễn viên Kim Nhất(dân tộc Bana) của đoàn ca múa Tây Nguyên sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục say mêsáng tạo, chị chuyển sang lĩnh vực mới là viết văn. Bằng lối kể chuyện giản dị,các tác phẩm của chị phản ánh chân thực cuộc sống của đồng bào các dân tộc ởTây Nguyên.

“Ðất lành chim đậu”,bên cạnh những nghệ sỹ sinh ra lớn lên ở Tây Nguyên còn có đội ngũ đông đảonhững nữ nghệ sĩ chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Họ đã vượt qua những vấtvả của đời thường để nâng cao học vấn, rèn luyện tay nghề, làm những chiến sĩtrên mặt trận văn hóa nghệ thuật. Nhà văn Nguyên Hương đã đoạt giải thưởng vănhọc trẻ thành phố Hồ Chí Minh…

Riêng nữ họa sĩ Mỹ LệThi, vốn là nữ ca sĩ của đoàn ca múa Ðắk Lắk năm nào, dù ở xa Tổ quốc, bằngchất liệu nghệ thuật Tây Nguyên, đã trở thành một trong những họa sĩ có tiếng ởAustralia… Mỗi người một vẻ làm nên sắc hương văn hóa nghệ thuật của một vùngquê hương giàu đẹp, ấm áp tình người và tình đời dù cuộc sống vẫn còn không ítkhó khăn.

Không có người phụ nữnào hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Tây Nguyên có được cuộc sốngdù là vật chất hay tinh thần dễ dàng như ước muốn. Phải bằng chính sự nỗ lựccủa bản thân, hay nói như nghệ sĩ Linh Nga Niê Kđăm là bằng đôi cánh của chínhmình, chị em đang bay vượt gió, đến với tương lai bằng cả tâm hồn nhạy cảm, đầyắp yêu thương của người phụ nữ Á Ðông.

Bằng cảm xúc riêng củamỗi người qua những trang văn, thơ, nét bút, lời ca, điệu múa…, chị em khôngchỉ làm đẹp cho mình mà còn làm đẹp thêm cho cuộc sống. Họ chính là những bônghoa tươi thắm tỏa hương, giúp nhiều người thêm hiểu và yêu mảnh đất Tây Nguyênđầy nắng gió và nồng ấm tình người.

Theo VOV

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những nữ nghệ sĩ của núi rừng Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO