Để phục vụ cho Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2011-2016, tại kì họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 63/2010/QH12, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân...
Để phục vụ cho Cuộc bầu cử đại biểu Quốchội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2011-2016,tại kì họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 63/2010/QH12, sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểuHội đồng nhân dân. Luật này tập trung sửa đổi, bổ sung những vấn đề thiết yếunhất về công tác tổ chức bầu cử khi tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân các cấp trong cùng một ngày, đảm bảo sự thành công củaCuộc bầu cử.
Sau đây là những nội dung mới của đạoluật này:
Thứ nhất là, quy định mới về khu vực bỏphiếu và số lượng cử tri trong mỗi khu vực bỏ phiếu: Theo đó Luật sửa đổi, bổsung đã quy định khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là khu vựcbỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Về số lượng cử tri tại mỗikhu vực bỏ phiếu được quy định thống nhất từ 300 cử tri đến 4.000 cử tri.
Luật sửa đổi bổ sung năm 2010 cũng quyđịnh đối với những địa bàn và đơn vị có đặc thù riêng thì tùy thuộc vào sốlượng cử tri và điều kiện cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền thành lập khu vựcbỏ phiếu riêng hoặc phối hợp với các nơi khác thành lập khu vực bỏ phiếu chungnhằm bảo đảm thuận lợi nhất cho cử tri đi bầu cử.
Thứ hai là, Luật đã sửa đổi, bổ sung quyđịnh về các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương:
Để phù hợp với thực tiễn công tác bầu cửđại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vào cùng một ngày, Luậtsửa đổi, bổ sung năm 2010 đã giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp là cơ quan chủtrì thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương để đảm bảo tính thốngnhất trong cả nước về cơ quan chủ trì thành lập tổ chức phụ trách bầu cử.
Đối với quy định về Ủy ban bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Luật sửa đổi bổ sung đãthành lập Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấptỉnh để thay thế và thực hiện chung nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (sửa đổi, bổ sung Điều 15Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 16 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân);các Hội đồng bầu cử cấp huyện, cấp xã cũng được đổi tên tương ứng thành Ủy banbầu cử (sửa đổi, bổ sung Điều 15 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân).
Đối với quy định về Tổ bầu cử, Luật sửađổi bổ sung đã điều chỉnh nội dung Điều 17 và Điều 83 của Luật Bầu cử đại biểuQuốc hội, Điều 18 và Điều 71 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Theođó quy định tổ bầu cử đồng thời thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội vàđại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cùng một khu vực bỏphiếu. Tổ bầu cử sẽ được tăng thêm số lượng thành viên và sửa đổi thống nhấtquy định về cơ quan chủ trì thành lập, thành phần, số lượng thành viên của tổbầu cử.
Theo quyđịnh mới, chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã saukhi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặttrận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một tổ bầu cửđể thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp. Tổ bầu cử có từ 11 đến 21 người gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký và cácủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội,tập thể cử tri ở địa phương;
Thứ ba là, về số người ứng cử ở mỗi đơnvị bầu cử đại biểu Quốc hội: Để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn,Điều 46 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội được sửa đổi theo hướng: “số người trongdanh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đạibiểu được bầu ở đơn vị đó; nếu đơn vị bầu cử đó được bầu 3 đại biểu thì sốngười trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ít nhất là 2người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì do Hộiđồng bầu cử quyết định;
Thứ tư là, về thời gian bầu cử: trongđiều kiện bầu cử chung đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân vào cùngmột thời điểm thì quy định kết thúc sớm cuộc bầu cử đã không còn phù hợp, do đóLuật sửa đổi, bổ sung lần này đã bỏ quy định về kết thúc cuộc bỏ phiếu sớm hơnở những khu vực bỏ phiếu đã có 100% cử tri đi bầu tại Điều 48 của Luật Bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân và Điều 57 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm2003. Luật sửa đổi, bổ sung năm 2010 thống nhất quy định: “Việc bỏ phiếu bắtđầu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Tùy tình hình địa phương, tổ bầu cử có thểquyết định cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ sáng hoặckết thúc muộn hơn nhưng không được quá 10 giờ đêm”.
L.G NguyễnQuang Sơn